Trên báo in
Thanh Niên hôm nay ngày 4.6. 2020 còn có các
tin tức giáo dục đặc biệt được nhiều người quan tâm: Dạy thêm học thêm đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ quản lý được việc dạy thên tràn lan hiện nay? Sẽ có quy chế về dạy
học trực tuyến.
Sinh viên nghèo có bị hạn chế vào trường y khi học phí tăng?
Năm học 2020-2021, học phí các trường đại học công lập khối sức khỏe dự kiến sẽ tăng mạnh và tiếp tục tăng trong thời gian tới. Sự thay đổi này có là rào cản trong việc thu hút sinh viên giỏi có
hoàn cảnh khó khăn?
Theo đề án
tuyển sinh vừa công bố,
Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ chuyển sang mô hình tự chủ và dự kiến tăng mạnh học phí năm học 2020-2021. Trong đó, ngành có học phí cao nhất là răng-hàm-mặt với mức thu lên tới 70 triệu đồng/ năm/ sinh viên. Ngành y khoa cao thứ 2 với học phí 68 triệu đồng/ năm. Nhiều ngành khác học phí ở khoảng 40-55 triệu đồng, hai ngành thấp nhất 30 triệu đồng năm áp dụng cho ngành y tế công cộng và dinh dưỡng. Theo lộ trình, mức tăng học phí dự kiến 10% mỗi năm tiếp theo. So với Nghị định 86 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, mức học phí dự kiến Trường ĐH Y dược TP.HCM ngành cao nhất cao gấp gần 5 lần mức trần học phí chương trình đại trà với trường công lập chưa tự chủ trong cùng thời điểm năm học (khối ngành y dược thu 14,3 triệu đồng cho năm học 10 tháng).
Nhiều trường công lập có đào tạo khối ngành sức khỏe thực hiện mô hình tự chủ cũng tăng mạnh học phí. Trong hoàn cảnh này, học sinh nghèo có cơ hội để thực hiện giấc mơ vào trường y? Trước lo ngại này, PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, khẳng định trường đã tính toán trước các tình huống và cam kết không để xảy ra tình trạng sinh viên giỏi không thể theo học vì học phí.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên hôm nay ngày 4.6, thông tin chi tiết về các chương trình hỗ trợ, học bổng, vay tính dụng… để học sinh giỏi nhưng không đủ điều kiện kinh tế vẫn thực hiện ước mơ vào trường y.
Sẽ ban hành quy chế dạy học trực tuyến
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, Bộ đang hoàn thiện dự thảo quy chế dạy học trực tuyến, dạy học từ xa trong trường phổ thông, để coi đây là hình thức dạy học chính thức, làm cơ sở cho các trường thực hiện.
Học sinh lớp 2 tại TP.HCM học trực tuyến trong những ngày nghỉ vì dịch Covid-19
|
Chiều 3.6, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm đánh giá việc triển khai dạy học từ xa trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học phòng chống dịch
Covid-19, và kế hoạch triển khai trong thời gian tới.
ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định Bộ sẽ ban hành chính thức quy chế dạy và học trực tuyến với phổ thông để các bên liên quan tổ chức dạy và học; tiến tới chuẩn hóa có tính chất pháp lý để các bên áp dụng. Đặc biệt, tổ chức đánh giá kết quả học trực tuyến đảm bảo tính minh bạch, nghiêm túc, trung thực.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết hiện nay, Bộ trưởng đang giao các vụ, cục chức năng xây dựng quy chế dưới dạng thông tư, áp dụng cho các trường phổ thông. Sau thông tư sẽ có một văn bản hướng dẫn về điều kiện kỹ thuật và 2 văn bản này sẽ được ban hành đồng thời.
Khi dạy thêm học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo các giáo viên, điều này nếu thực hiện không chỉ minh bạch hóa hoạt động dạy thêm học thêm mà còn giải quyết được những trường hợp “khó xử” xưa nay như bắt học sinh học quá nhiều và giáo viên “đì “những học sinh trong lớp không tham gia lớp dạy thêm của mình.
Trên phương diện luật pháp, nếu đưa dạy thêm học thêm vào nhóm ngành nghề
kinh doanh có điều kiện thì giáo viên sẽ bị ảnh hưởng gì và nên thực hiện như thế nào?
Nội dung trong phần
tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in
Thanh Niên hôm nay giải đáp những băn khoăn này.