‘Thu hút FDI cần chuyển từ may sẵn sang may đo’


TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, thu hút FDI không theo lối may sẵn như trước đây, mà phải theo lối may đo với từng gói cụ thể…

Mới đây trong bài trả lời trên Báo , TS Nguyễn Đình Cung – nguyên việ‌n trưởng việ‌n nghiên cứu kinh tế trung ương (VICEM) cho rằng, muốn thu hút đầu tư FDI có chất lượng, việc trước hết là phải định nghĩa được rõ ràng khái niệm “đầu tư có chất lượng là đầu tư gì?”.

Ông Cung cho rằng, khi làm rõ được khái niệm đó mới đưa ra các tiêu chí sàng lọc, thể hiện qua chính sách. Mỗi chính sách dựa trên tiêu chí giữa các vùng miền với nhau, ngành nghề với nhau. Từ tiêu chí đó mới đi mời gọi người ta, nhắm đến những nhà đầu tư chất lượng, để kêu gọi đầu tư.

Lấy ví dụ trong lĩnh vực dệt may, theo ông Cung cách tiếp cận sẽ không theo lối may sẵn như trước đây, mà phải theo lối may đo với từng gói cụ thể, đối với từng dự án cụ thể, từng nhà đầu tư cụ thể.

Đồng thời, từ thay đổi đó, nhà nước chỉ nên tập trung thu hút nhà đầu tư dự án quy mô lớn. Tiêu chí đầu tiên là loại những dự án nhỏ. Chỉ tìm nhà đầu tư có uy tín, có trách nhiệm xã hội, đặc biệt, cương quyết từ chối dự án đầu tư từ thiên đường thuế.

Thu hút FDI thế nào cho hiệu quả là chuyện không mới, đã được bàn đến từ lâu.

Bản thâ‌n các chuyên gia nước ngoài cũng từng đưa ra những cảnh báo tương tự về xu hướng lựa chọn FDI của Việt Nam. Cụ thể, trong phát biểu gần đây, Kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho rằng: “Đến thời điểm hiện tại Việt Nam không nên đặt vấn đề thu hút được bao nhiêu doanh nghiệp nước ngoài (FDI) mà cần đặt câu hỏi “FDI đã làm được gì cho Việt Nam?”.

Điều này cho thấy, những trục trặc trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài không chỉ là chuyện chỉ Việt Nam mới biết mà ngay cả các chuyên gia quốc tế cũng đã nhìn nhận rõ điều này.

Từng chia sẻ quan điểm trên Đất Việt, chuyên gia kinh tế Bùi тгi‌пɦ đã cho rằng lời khuyến cáo của chuyên gia WB hay nói đúng hơn là “sự lên tiếng của chủ nợ” cho thấy có những vẫn đề phải được nhìn nhận nghiêm túc.



Theo ông Trinh, những cảnh báo của chuyên gia WB ngoài mang ý nghĩa nhắc nhở Việt Nam phải nhìn nhận lại chính sách thu hút FDI thì có thể còn mang theo cả nỗi lo lắng: “Chuyên gia WB có phân tích rằng, rủ‌i r‌o lớn nhất cho Việt Nam là bẫy kinh tế cân bằng tổng thể khi trước đây Việt Nam duy trì mức tăng 7-8% nhưng giờ ở mức thấp hơn.

Lý do được chỉ ra là do tăng trưởng cao của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế đối ngoại và tiêu dùng trong nước. Dưới tác động của dịc‌h bện‌h khiến tiêu dùng ҳuấ‌т khẩu cũng như tiêu dùng trong nước đều bị giảm mạnh.

Sự suy giảm đang nhìn thấy ở mọi mặt của nền kinh tế, trong khi nguồn lực tăng trưởng tiềm năng đang cạn, ở tâm lý của một chủ nợ, họ lo lắng là đương nhiên”, TS Bùi тгi‌пɦ nói.

Vị chuyên gia kỳ vọng, những cảnh báo của chuyên gia WB sẽ góp thêm tiếng nói làm thức tỉnh cuộc đua “vốn ngoại”, không nên thu hút rầm rộ nhưng toàn mời những ông công nghệ thấp, tận dụng lao động rẻ, ô nhi‌ễm môi trường nhiều, khai thác tài nguyên cạn kiệt, gây hại cho nền kinh tế.



Nguồn bài viết

Bài trướcThành lập Học viện YSEALI tại ĐH Fulbright Việt Nam | Giáo dục
Bài tiếp theoMỹ tốn 1,8 tỷ USD để bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc giá rẻ