Tham vọng thành chuỗi nội thất hàng đầu Việt Nam của Thế Giới Sofa

Tiềm năng ngành nội thất

Số liệu từ Bộ kế hoạch và Đầu tư cuối năm 2019 cho thấy, thời gian qua, quá trình đô thị hóa đã diễn ra mạnh mẽ tại các đô thị lớn trên phạm vi cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị mới hình thành phát triển, nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở… Điều này cho thấy, các đô thị Việt Nam đã và đang được chú trọng phát triển để nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại.

Trong giai đoạn 2021-2030, dự báo dân số khu vực thành thị tiếp tục tăng, đạt 42,04 triệu người năm 2025 và 47,25 triệu người năm 2030. Bên cạnh đó, dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 1 đô thị trên 10 triệu dân, 1 đô thị từ 5-10 triệu dân và 4 đô thị từ 1-5 triệu dân.

Startup trẻ khai phá tiềm năng thị trường sofa Việt Nam.

Startup trẻ khai phá tiềm năng thị trường sofa Việt Nam.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương cũng đem đến cơ hội phát triển cho ngành nội thất. Theo báo cáo về thị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi EVBN, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ hai châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội thất. Sự phát triển của ngành sản xuất nội thất Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng đều với nhịp độ 9,4% mỗi năm.

Cũng theo phân tích của nhiều chuyên gia, thị trường đồ nội thất Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung theo hướng xuất khẩu và bỏ ngỏ sân nhà với tiềm năng lớn đến từ xu hướng đô thị hóa nhanh. Phần lớn thị trường nội địa là sân chơi của các mặt hàng nhập khẩu, nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.

Mục tiêu vươn tầm của thương hiệu sofa Việt

Khi xu hướng đô thị hóa xảy ra, kéo nhiều nhu cầu, dịch vụ kèm theo. Nhận định thấy thị trường trang trí nội thất sẽ bùng nổ vài năm tới, kiến trúc sư Đinh Tuấn Anh quyết định khởi nghiệp với mảng sofa phòng khách. Hiện anh là CEO kiêm đồng sáng lập chuỗi Thế Giới Sofa.

Đinh Tuấn Anh, CEO kiêm đồng sáng lập chuỗi Thế Giới Sofa.

Đinh Tuấn Anh, CEO kiêm đồng sáng lập chuỗi Thế Giới Sofa.

“Cơ hội phát triển trong những năm gần đây rất lớn khi bất động sản phân khúc chung cư rất phát triển, đặc biệt là tại các quận Long Biên, Hoàng Mai (Hà Nội)… Không chỉ phù hợp với nhu cầu giới trẻ, nhiều người lớn tuổi hiện cũng thay đổi quan điểm lựa chọn đồ gỗ. Nhu cầu sở hữu chung cư tăng thúc đẩy nhu cầu mua sắm sofa, trang trí nội thất”, anh lý giải về hướng lựa chọn của mình.

Là một kiến trúc sư có 7 năm làm trong lĩnh vực thi công, thiết kế, trang trí nội thất, Đinh Tuấn Anh cho biết mỗi ngôi nhà chỉ có một phòng khách và mỗi phòng khách sẽ chỉ có một bộ sofa. Sofa là điểm nhấn quan trọng nhất và là bộ mặt của phòng khách. Đây cũng là nơi chủ nhà có thể hãnh diện giới thiệu về ngôi nhà của mình cũng như là nơi gắn kết các thành viên hàng ngày.

Theo CEO và nhà sáng lập Thế Giới Sofa, thực tế hiện nay thị trường sofa khá lộn xộn khi các doanh nghiệp thường tập trung quảng cáo sản phẩm, bán hàng mà bỏ qua dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng. Thường khi sofa có vấn đề, hiếm có công ty thiết kế nội thất nào chịu trách nhiệm.

Nhìn thấy nút thắt này, Tuấn Anh cùng đội ngũ muốn trở thành đơn vị đầu tiên thị trường cung ứng sofa đi kèm dịch vụ hậu mãi tốt nhất như sửa chữa, vệ sinh hay thậm chí mua lại sofa cũ.

“Điểm khác biệt giúp khách hàng nhớ đến chúng tôi là dịch vụ tư vấn và chất lượng sản phẩm. Điển hình như việc khi khách đến showroom sẽ được nhân viên tư vấn chuyên sâu, làm sao chọn sofa phù hợp với gia đình, tuổi mệnh, phong thủy tới thẩm mỹ, phong cách sống thay vì chỉ cân nhắc đến giá cả, màu sắc sản phẩm”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Showroom Thế Giới Sofa tại đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Showroom Thế Giới Sofa tại đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội.

“Nhiều đơn vị đồ nội thất cung cấp sofa nhưng giá cả cũng như chất lượng khá ‘loạn’ với người tiêu dùng. Một số đơn vị với tư duy kinh doanh ngắn hạn đang tạo ra định kiến không tốt rằng sofa Việt Nam chất lượng kém hơn sofa nhập ngoại”, Tuấn Anh nói.

Để thay đổi nhận thức khách hàng, nhà sáng lập Thế Giới Sofa cho rằng phải đầu tư mạnh cho mảng online. Đây là bước đầu tiên để họ có không gian, thời gian tìm hiểu về sản phẩm, trước khi tới showroom quan sát trực quan.

“Chúng tôi đã có sản phẩm xuất đi Canada, Mỹ và tin rằng hàng Việt Nam không thua kém gì hàng nhập khẩu. Muốn cạnh tranh với các công ty nước ngoài lớn như IKEA, bước đầu tiên mình cần khẳng định được chất lượng, thương hiệu số 1 tại nội địa trước”, CEO Thế Giới Sofa khẳng định tham vọng đưa ngành nội thất sofa Việt Nam lên một tầm cao mới.

(Nguồn: Thế Giới Sofa)

Nguồn bài viết

Bài trướcNgành dệt may, da giày gặp khó do dịc‌h Coѵīɗ-19
Bài tiếp theoBốn bước học tiếng Anh qua bài hát