HomeCông nghệSingapore quản lý công dân bằng dữ liệu khuôn mặt

Singapore quản lý công dân bằng dữ liệu khuôn mặt

Singapore là quốc gia đầu tiên thế giới triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt để quản lý công dân, dù vẫn còn lo ngại về quyền riêng tư.

Cơ quan công nghệ của chính phủ Singapore cho biết hệ thống nhận dạng khuôn mặt sẽ là “nền tảng” cho nền kinh tế kỹ thuật số của nước này. Hệ thống đã được thử nghiệm tại một ngân hàng trước khi được triển khai trên toàn quốc.

Một người phụ nữ Singapore đang chăm chú trước màn hình điện thoại. Ảnh: BBC.

Những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng công nghệ nhận diện ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền cá nhân của họ. Ảnh: BBC.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt của chính phủ Singapore không chỉ xác định danh tính một người mà còn đảm bảo họ thật sự hiện diện. Andrew Bud, CEO của iProov, công ty an ninh mạng nổi tiếng thế giới có trụ sở tại Anh, cho biết: “Cơ quan chức năng phải chắc chắn một người nào đó thực sự hiện diện khi họ xác thực khuôn mặt. Việc này đảm bảo công nghệ nhận diện không bị đánh lừa bởi một bức ảnh, video, bản ghi âm, hoặc một sản phẩm của Deepfake”.

Dữ liệu khuôn mặt cho phép người dân truy cập vào các dịch vụ của chính phủ và được tích hợp vào dự án nhận dạng kỹ thuật số SingPass của quốc gia. Andrew Bub nhận định: “Đây là lần đầu tiên dữ liệu khuôn mặt được lưu trữ trên đám mây để bảo mật danh tính người dùng khi sử dụng công nghệ nhận dạng kỹ thuật số ở quy mô quốc gia”.

Cả nhận dạng và xác minh khuôn mặt đều phụ thuộc vào việt quét xem dữ liệu hình ảnh thu được có khớp với khuôn mặt được lưu trong cơ sở dữ liệu không, từ đó xác nhận danh tính của một người.

Khác biệt lớn nhất của công nghệ xác minh khuôn mặt là nó cần được sự đồng ý của người dùng. Ví dụ, khi muốn truy cập vào một ứng dụng trên smartphone hoặc xác minh danh tính ở ngân hàng người dùng sẽ chủ động cho phép xác minh khuôn mặt để đổi lấy một số quyền lợi nhất định.

Trong khi đó, công nghệ nhận diện có thể quét dữ liệu khuôn mặt của tất cả mọi người trong ga tàu để cảnh báo cho chính quyền nếu một tội phạm bị truy nã vừa đi ngang qua camera. “Công nghệ nhận diện tác động đến mọi mặt trong xã hội. Trong khi đó việc xác minh khuôn mặt cũng rất thân thiện”, CEO iProov nói.

Tuy nhiên, những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng vấn đề xử lý dữ liệu trắc sinh học sẽ vô cùng nhạy cảm và họ không hoàn toàn đồng ý với lựa chọn này.

Ioannis Kouvakas, phụ trách vấn đề pháp lý của tổ chức Privacy International có trụ sở tại London, nói: “Sự đồng thuận có thể mất đi khi không còn sự cân bằng giữa quyền lực phía kiểm soát và chủ thể dữ liệu, chẳng hạn những lợi ích trong mối quan hệ giữa công dân và chính phủ”.

Khương Nha (theo BBC)

Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img