Sau Huawei và TikTok, Mỹ “sờ gáy” WeChat


Tổng thống Donald Trump đã gọi những ứng dụng như TikTok và WeChat là mối đ‌е d‌o͎a an ninh nghiêm trọng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ra lệnh cấm mọi giao dịch với 2 công ty chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ TikTok và ứng dụng tin nhắn WeChat của Trung Quốc. Bước đi được xem là nhằm cụ thể hóa cam kết đưa ra trước đó một ngày của nước này “làm sạch” mạng lưới công nghệ ở Mỹ.

Giải thích cho quyết định của mình, Tổng thống Donald Trump đã gọi những ứng dụng như TikTok và WeChat là mối đ‌е d‌o͎a an ninh nghiêm trọng.

Trong khi TikTok bị cáo buộc đưa thông tin sai lệnh vì mục đích chính trị, thì WeChat được cho là đã thu thập số lượng lớn thông tin từ người dùng. Các sắc lệnh có hiệu lực trong 45 ngày tới và mọi cá nhân hoặc tổ chức trong tầm ảnh hưởng của luật pháp Mỹ sẽ không được thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan tới WeChat thuộc sở hữu Công ty Tencent và TikTok thuộc sử hữu Byte Dance. Thượng viện Mỹ cùng ngày bỏ phiếu thông qua dự luật cấm các nhân viên chính phủ tải ứng dụng TikTok về điện thoại.

Trước đó hôm 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Mỹ đang mở rộng chương trình “Mạng lưới sạch” nhằm vào các ứng dụng dành cho điện thoại di động và các dịch vụ điện toán đám mây của Trung Quốc mà Washington cáo buộc là “rủi ro an ninh” đối với Mỹ.

“Chúng tôi đang hành động để bảo vệ thông tin cá nhân của người Mỹ và tài sản trí tuệ quý giá nhất của doanh nghiệp Mỹ. Bộ Ngoại giao sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan khác để hạn chế khả năng các ứng dụng dành cho điện thoại di động và các dịch vụ điện toán đám mây của Trung Quốc thu thập, lưu trữ và xử lý một lượng lớn dữ liệu và thông tin nɦạ‌y cả‌m tại Mỹ” – Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh

Theo nhà phân tích Paul Triolo thuộc Tập đoàn Eurasia, đây là cách sử dụng quyền lực Tổng thống chưa từng có tiền lệ và cũng có thể coi như một lệnh cấm nhằm vào các kho ứng dụng (App stores) do Apple hay Google điều hành và phát triển.

Tuy nhiên nhà phân tích Paul Triolo cũng nhấn mạnh, lệnh này sẽ phải đối mặt với các thách thức pháp lý và Trung Quốc có thể phản ứng gay gắt. Tổng thống Donald Trump đã viện dẫn Đạo luật quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế và Đạo luật tình trạng khẩn cấp quốc gia để nhấn mạnh tính hợp pháp của các quyết định.



Thời gian qua, không chỉ chính quyền Tổng thống Donald Trump, mà các nhà lập pháp thuộc cả đảng Cộng hòa và Dân chủ đều không ngừng nhắc tới mối đ‌е d‌o͎a mà TikTok đặt ra đối với an ninh quốc gia Mỹ, từ việc kiểm duyệt, các chiến dịch thông tin sai lệnh, an toàn dữ liệu người dùng đến quyền riêng tư.

Tuy nhiên, theo phía Trung Quốc, Mỹ đã không thể đưa ra các bằng chứng cụ thể nào cho thấy TikTok đã cung cấp dữ liệu người dùng Mỹ cho Chính phủ Trung Quốc. Việc Mỹ chặn các ứng dụng của Trung Quốc là biểu hiện rõ ràng của “tâm lý chiến tranh Lạnh”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh: “Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ tâm lý chiến tranh lạnh lỗi thời, gạt sự kiêu ngạo và thành kiến sang một bên, nhìn nhận khách quan về Trung Quốc, cũng như các mối qυa‌n h‌ệ Mỹ- Trung. Chúng tôi kêu gọi một cuộc gặp giữ Mỹ và Trung Quốc để đưa mối qυa‌n h‌ệ hai nước trở lại đúng hướng, đó là dựa trên sự phối hợp, hợp tác và ổn định.”

Đang trong các cuộc đàm phán về việc mua bán cổ phần, cả TikTok và Microsoft đều chưa có phản ứng ngay lập tức. Trong khi đó công ty Tencent sở hữu Wechat cũng từ chối bình luận. Trước đó hồi đầu tuần, Tổng thống Trump đã đặt thời hạn chót đến ngày 15/9 để TikTok phải bán cổ phần cho công ty Mỹ hoặc phải ngừng hoạt động tại nước này



Nguồn bài viết

Bài trướcSẽ có quy định về liêm chính học thuật và đạo đức nghiên cứu | Giáo dục
Bài tiếp theoApple có thể bỏ lỡ màn hình 120 Hz trên loạt iPhone 12 | Công nghệ