Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Hành vi Kinh tế & Tổ chức (Hà Lan) đã phân tích dữ liệu của hơn 14 triệu người từ hơn 40 quốc gia khác nhau. Những người tham gia đã
trả lời câu hỏi trong các nhóm chủ đề liên quan đến
hạnh phúc, bất hạnh như sau, theo
PT:
1. Sức khỏe tâm thần (gồm các câu hỏi về những ngày sức khỏe tâm thần “không tốt”, bị trầm cảm, lo âu, cảm thấy buồn, căng thẳng, thần kinh không tốt, bị ám sợ và hoảng loạn, lo lắng, thất vọng và
bất hạnh).
Ở tuổi nào thì sức khỏe thể chất cũng đều quan trọng
|
2. Tương tác và cảm xúc xã hội (gồm các câu hỏi về cảm giác bị bỏ rơi ngoài xã hội, không thể vượt qua khó khăn, mất tự tin vào bản thân, nghĩ mình là kẻ vô dụng, cảm giác thất bại, cô đơn và cảm thấy căng thẳng).
3. Sức khỏe thể chất (gồm các câu hỏi về trải nghiệm đau đớn và không thể ngủ ngon).
4. Sức khỏe quốc gia (liệu tình hình ở quốc gia của người trả lời có đang tệ hơn vào thời điểm nghiên cứu được thực hiện hay không).
Kết quả, sự bất hạnh khá thấp khi ta còn trẻ con và gia tăng dần rồi lên đỉnh điểm vào cuối những năm tuổi 40, cụ thể là ở tuổi 49, sau đó, sự bất hạnh lại giảm. Kết quả nghiên cứu thêm khẳng định sự tồn tại của “khủng hoảng tuổi
trung niên” xảy ra như một hiện tượng chung ở các quốc gia khác nhau, theo
PT.
Tại sao sự bất hạnh lại giảm xuống sau tuổi 49?
Các tác giả nghiên cứu đưa ra 3 gợi ý khác nhau. Thứ nhất, có thể chúng ta từ bỏ việc thực hiện những ước mơ không tưởng sau 49 tuổi và quyết tâm thực hiện những mục tiêu thực tế, điều này hữu ích trong việc giảm bất hạnh.
Thứ hai, những người ít bất hạnh hơn sống lâu hơn, dẫn đến tỉ lệ bất hạnh giảm khi xét đến nhóm tuổi già.
Thứ ba, những người cao tuổi chứng kiến nhiều người trong thế hệ của họ bị bệnh, chết và cảm thấy biết ơn hơn vì vẫn có sức khỏe tốt nên bớt không
hạnh phúc, theo
PT.