Nông sản nỗ lực thích ứng, vượt qua các rào cản phi thuế quan


Trong những năm qua, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương giúp hàng nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu do được hưởng những ưu đãi về thuế suất.

Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng tự do hóa thương mại, nhiều quốc gia nhập khẩu cũng tăng cường bảo hộ thương mại thông qua các hàng rào kỹ thuật, rào cản chống bán phá giá, chống trợ cấp… Vì thế, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, ngành hàng nông sản của Việt Nam vừa phải tận dụng cơ hội từ ưu đãi thuế quan vừa nỗ lực vượt qua các rào cản phi thuế quan để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường.

Gia tăng bảo hộ thương mại

Bảo hộ thương mại là việc sử dụng bất kỳ công cụ, biện pháp nào có thể để cản trở sự thâm nhập của hàng nhập khẩu, từ biện pháp thuế quan đến những biện pháp phi thuế quan. Theo WTO, biện pháp phi thuế quan là những biện pháp không phải thuế quan, do Chính phủ hay chính quyền địa phương ban hành, dưới hình thức là các luật, nghị định, quy định cấm hoặc hạn chế thương mại, các quy định về điều kiện… nhằm kiểm soát hoạt động thương mại. Bảo hộ thương mại bằng các biện pháp phi thuế quan là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Ðơn cử như tại Trung Quốc, có đến 89% mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường này chịu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan. Cụ thể là các biện pháp SPS (biện pháp v‌ệ sin‌h dịc‌h tễ) kiểm soát dư lượng tɦu‌ốc bảo vệ thực vật… ; các biện pháp TBT (biện pháp kỹ thuật) quy định về nhãn, chất lượng hàng hóa; các quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ… Còn tại Nhật Bản, có đến 61% mặt hàng và 78% giá trị hàng nhập khẩu vào thị trường này chịu ảnh hưởng của các rào cản phi thuế; có đến 97% mặt hàng nông sản, 99% giá trị hàng nông sản nhập khẩu chịu ảnh hưởng của rào cản phi thuế. Tại Mỹ, 100% hàng nông sản nhập khẩu chịu sự điều chỉnh bởi các biện pháp phi thuế quan. Tính bình quân, một mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường này chịu ảnh hưởng của 14,9 biện pháp phi thuế. Mỹ cũng sử dụng những quy định khắt khe về chất lượng, quy trình và phương pháp trồng, thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến, đóng gói… đối với sản phẩm nhập khẩu.

Theo TS Lê Thị Việt Nga, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Ðại học Thương mại, chính sách bảo hộ thương mại bằng các biện pháp phi thuế quan mang đến những tác động tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu để vượt qua các rào cản phi thuế như: TBT, SPS. Ðồng thời đặt ra yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu vừa để tận dụng các cơ hội từ các thị trường khác nhau vừa để phân tán rủ‌i r‌o trong hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp, hiệp hội trong nước trở nên gắn kết hơn để đối phó với những khó khăn, trở ngại từ thị trường xuất khẩu. Song, các biện pháp phi thuế quan đòi hỏi các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về quy trình, phương pháp sản xuất, yêu cầu bảo vệ môi trường, yêu cầu về lao động… của nước nhập khẩu. Các biện pháp phi thuế quan còn khiến chi phí nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trở nên cao hơn, lượng xuất khẩu bị sụt giảm, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, hộ nuôi trồng. Những biện pháp hạn chế sản lượng, quy định hạn ngạch nhập khẩu luôn tạo ra trở ngại cho hàng nông sản của Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường nước nhập khẩu.

Chuyển mình thích ứng

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và hiện có mặt trên 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo các chuyên gia, nông sản sẽ tiếp tục là thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu bởi các lợi thế quốc gia mang lại, song thách thức vẫn còn ở phía trước. Ông pɦạ‌m Trường Yên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, chia sẻ: Các biện pháp phi thuế quan không chỉ tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu nông sản mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Trên thực tế, bảo hộ thương mại cũng tạo ra cơ hội cho sản xuất nông nghiệp chuyển mình thích ứng và tạo ra chuyển biến tích cực. Ðể ngành hàng nông sản phát triển bền vững, Nhà nước giữ vai trò đặc biệt trong việc xây dựng khung pháp chế, hành lang pháp lý cho doanh nghiệp sản xuất hoạt động theo chuỗi giá trị ngành hàng. Trong bối cảnh hội nhập, nếu chất lượng không ổn định, sản phẩm không cải tổ, nông sản sẽ cɦế‌t ngay trên sân nhà. Do đó, cần phải phân tích các tác động của những rào cản phi thuế quan để điều chỉnh chính sách liên quan đến tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao để thích ứng với các rào cản, đáp ứng nhu cầu thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.

Trong bối cảnh các nước nhập khẩu bảo hộ thương mại bằng các biện pháp phi thuế quan cần có những giải pháp đảm bảo xuất khẩu bền vững hàng nông sản Việt Nam thông qua việc nắm bắt thông tin về việc sử dụng các biện pháp phi thuế từ các thị trường xuất khẩu và chủ động thực hiện các biện pháp đối phó sao cho kịp thời, hiệu quả. Cần tăng cường tranh thủ hoạt động hỗ trợ kỹ thuật từ các nước phát triển, tăng cường đàm phán để đạt được các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau nhằm giúp các mặt hàng nông sản của Việt Nam đáp ứng được những quy định TBT, SPS của nước nhập khẩu. Ðồng thời, xây dựng mô hình liên kết chặt chẽ từ vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp thu mua, cung ứng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp vận chuyển, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học… để tạo ra sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư và quản lý đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm nông sản xuất khẩu tốt, đáp ứng thị trường nước xuất khẩu.



Nguồn bài viết

Bài trướcĐiểm thi tốt nghiệp THPT ‘có một không hai’
Bài tiếp theoUAE chi 2 tỷ USD ‘giải cứu’ Emirates