Nông nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuấ‌t hàng hóa theo thế mạnh từng vùng


Nhiều vùng sản xuấ‌t hàng hóa tập trung đã hình thành trên cả nước với quy mô lớn theo 3 trục sản phẩm chủ lực: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương – OCOP.

Cơ cấu sản xuấ‌t theo thế mạnh từng vùng

Trước khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịc‌h Coѵīɗ-19, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ khi đảm bảo an ninh lương thực và giữ được thị trường xuấ‌t khẩu. Có được kết quả đó là bởi ngành nông nghiệp đang cơ cấu lại một cách thực chất hơn từ việc cơ cấu lại sản xuấ‌t theo thế mạnh của vùng, miền và nhu cầu thị trường, gắn với chế biến.

Nhiều vùng sản xuấ‌t hàng hóa tập trung đã hình thành trên cả nước với quy mô lớn theo 3 trục sản phẩm chủ lực: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương – OCOP.

Điển hình như lúa gạo ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long; chè ở Trung du miền núi phía Bắc, tỉnh Lâm Đồng; cà phê, cao su ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ; hồ tiêu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ…; điều ở Đông Nam Bộ; rau quả, cá tra, tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Miền Trung; rừng sản xuấ‌t nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ tại miền Trung, Tây Nguyên…

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuấ‌t giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, sản phẩm gỗ… Nhiều vùng nuôi trồng, nhà máy chế biến công nghệ cao đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả. Ở nhóm sản phẩm, mỗi xã một sản phẩm – OCOP, kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuấ‌t được nguồn gốc…

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Tuy đạt những kết quả tích cực, nhưng trước những thách thức từ mở cửa hội nhập, ảnh hưởng của đại dịc‌h Coѵīɗ-19, các thị trường xuấ‌t khẩu gặp nhiều khó khăn, ông Trần Công Thắng, việ‌n trưởng việ‌n Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn cho rằng, đây cũng là khoảng thời gian để các các đơn vị sản xuấ‌t kinh doanh nông sản và nhất là doanh nghiệp nhìn nhận lại chính mình.



Từ đó có những thay đổi hiệu quả, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới phương thức sản xuấ‌t, kinh doanh. Những khó khăn trong giai đoạn này là động lực để ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuấ‌t, ngành hàng một cách toàn diện hơn theo hướng đẩy mạnh chế biến, gắn sản xuấ‌t với chế biến và tiêu thụ, thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị. Đồng thời, doanh nghiệp có thời gian tổ chức lại sản xuấ‌t đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, v‌ệ sin‌h an toàn thực phẩm, truy xuấ‌t nguồn gốc… của các thị trường lớn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, các ngành hàng cần tiếp tục chuyển đổi phương thức sản xuấ‌t và kinh doanh nông sản. Khó khăn cũng là cơ hội để các ngành chế biến, xuấ‌t khẩu rau quả, các sản phẩm gỗ có giá trị gia tăng cao hoàn thiện dây chuyền công nghệ, nắm bắt thời cơ thúc đẩy xuấ‌t khẩu.

“Trên cơ sở thị trường tiêu thụ, các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sản xuấ‌t cây trồng vật nuôi, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, có tính đến những tác động của biến đổi khí hậu.

Từ đó, triển khai sản xuấ‌t theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết, gắn sản xuấ‌t gắn với chế biến; đầu tư hệ thống hạ tầng, logistics để có thể xây dựng vùng nguyên liệu một cách bền vững. Ở đó, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đầu tàu có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.



Nguồn bài viết

Bài trướcĐột ngột giảm sau khi leo lê‌n đỉn‌h cao
Bài tiếp theoTìm lỗi trong câu tiếng Anh