Người dùng chuộng ví điện t‌ử trong Coѵīɗ-19


Dịc‌h Coѵīɗ-19 thúc đẩy nhiều người chuyển sang mua sắm online và thanh toán bằng ví điện t‌ử nhằm hạn chế tiếp xúc, cả với những người vốn ít cập nhật công nghệ.

Theo khảo sá‌t của Kantar thực hiện từ 19/6 đến 23/6, dưới tác động của dịc‌h Coѵīɗ-19, 68% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên thanh toán bằng thẻ hoặc qua ứng dụng di động thay vì tiền mặt.

Ưu tiên đi siêu thị online, thanh toán qua ví điện t‌ử

Điện thoại báo 17h, chị Lan (35 tuổi), nhân viên văn phòng tại quận Tân Bình, TP.HCM, gấp nhẹ laptop, mở ứng dụng đi siêu thị hộ, nhanh chóng chọn nguyên liệu nấu cơm tối rồi thanh toán luôn trên điện thoại. Trong lúc đợi giao hàng, chị tranh thủ giải quyết nốt những công việc còn đang dang dở trong ngày. Đồng hồ điểm giờ tan tầm cũng là lúc tài xế đến, chị Lan xuống nhận nguyên liệu rồi mang về nhà nấu bữa tối.

Dưới tác động của dịc‌h Coѵīɗ-19, từ người khá “e dè” với công nghệ, chị Lan đã sử dụng thành thạo ứng dụng đi siêu thị hộ và thanh toán qua ví điện t‌ử. Không riêng chị Lan, nhiều đồng nghiệp khác cũng chọn hình thức đi siêu thị hộ và thanh toán bằng ví điện t‌ử.

“Các dịc‌h vụ này liên kết với nhiều siêu thị, mặt hàng thiết yếu phong phú, kể cả đồ tươi sống. dịc‌h vụ giao hàng nhanh, phí giao hợp lý, thỉnh thoảng được miễn phí, cùng với thực phẩm tươi ngon nên tôi rất an tâm”, chị Lan cho biết.

Chị Lan chia sẻ thêm: “Tôi vẫn dùng tiền mặt trong những đơn hàng đầu. Sau đó, tôi chuyển sang thanh toán qua ví điện t‌ử, vừa đảm bảo an toàn, vừa được hưởng nhiều ưu đãi như giảm giá, miễn phí giao hàng, tích điểm gấp đôi, gấp ba… Nhờ thanh toán qua ví điện t‌ử, tôi tiế‌t kiệm khá nhiều thời gian, chỉ cần mở ứng dụng lên là có thể thanh toán tất cả hoá đơn của gia đình”.



Tác động của Coѵīɗ-19 góp phần thúc đẩy sự phát triển của hình thức thanh toán không tiền mặt, trong đó có ví điện t‌ử. Những nền tảng cung cấp các dịc‌h vụ thiết yếu hàng ngày như đặt xe, giao thức ăn, giao hàng, thanh toán hoá đơn, đi chợ hộ… thu hút đông đảo người dùng. Hình thức thanh toán qua ví điện t‌ử cho các dịc‌h vụ này theo đó cũng được ưa chuộng hơn.

Hàng quán nhanh chóng “lên app”

Sự gia tăng thanh toán bằng ví điện t‌ử của người dùng cũng như tăng cường sử dụng các dịc‌h vụ giao tận nơi mùa dịc‌h thúc đẩy các quán ăn, đặc biệt là các quán nhỏ, nhanh chóng “lên app” để thích nghi.

Trước dịc‌h Coѵīɗ-19, anh Trung Tín, chủ một quán cơm gà tại quận 6, TP.HCM khá ngại dùng công nghệ mới. Dù nhiều cửa hàng gần nhà triển khai bán hàng qua các ứng dụng đa dịc‌h vụ từ lâu, anh vẫn chần chừ chưa chịu “lên app”.

“Từ khi dịc‌h bùng, buôn bán ế ẩm, ít ai đến quán. Đâu còn cách nào khác, tôi quyết định ‘lên app’ bán thêm. Đa số khách hàng của tôi trả trước bằng ví điện t‌ử. Việc khách trả trước như vậy tiện hơn so với lắp đặt máy POS. Chưa kể, khi trả bằng ví, khách cũng được hưởng ưu đãi nhiều hơn như miễn phí giao hàng, giảm giá đơn hàng… Nhờ đó, tôi bán được nhiều hơn”, anh Tín chia sẻ.



Nhiều hàng quán chọn “lên app” để cải thiện doanh thu.

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có thanh toán qua ví điện t‌ử, dần quen thuộc với người dùng. Tuy nhiên, dưới tác động của Coѵīɗ-19, xu hướng này ngày càng phổ biến do yếu tố an toàn được người tiêu dùng quan tâm hơn, gồm cả những người ít cập nhật công nghệ.

Trong đó, tần suất khuyến mãi dày đặc là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy người dùng tăng cường sử dụng thanh toán không tiền mặt. Mới đây, Moca và Grab tung chương trình “Thứ năm không tiền mặt”, người dùng được tặng thêm điểm thưởng cho bất kỳ giao dịc‌h không dùng tiền mặt trên ứng dụng Grab. Đồng thời, chương trình tặng đến 6 mã giảm giá 70% cho người lần đầu sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. 



Nguồn bài viết

Bài trướcPhát hiện sớm dị tật, bất thường cơ xương khớp ở trẻ để điều trị hiệu quả | Sức khỏe
Bài tiếp theoĐiểm sàn ngành y khoa tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là 22 điểm | Giáo dục