Người dạy lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm phải có chuyên môn sư phạm | Giáo dục

Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành dự thảo thông tư quy định về tiêu chuẩn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trình độ sơ cấp, trung cấp, CĐ cho nhà giáo dục nghề nghiệp. Thông tư này áp dụng đối với học viện, viện nghiên cứu, trường ĐH, trường CĐ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo đó, nơi tổ chức phải có chương trình, tài liệu bồi dưỡng được xây dựng, thẩm định và ban hành trên cơ sở chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH quy định, có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH ban hành.

Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, thông tin thêm: “Bên cạnh đó, nơi tổ chức đào tạo đó phải có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có tối thiểu 30% giảng viên cơ hữu trở lên có chuyên môn đào tạo về sư phạm hoặc giáo dục học hoặc quản lý giáo dục”.
Thông tư cũng quy định đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ CĐ, hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ĐH, CĐ, đồng thời có ít nhất 5 năm liên tục trực tiếp giảng dạy trình độ CĐ hoặc ĐH trở lên.

Trước đó, năm 2018, Bộ LĐ-TB-XH có thông tư quy định giáo viên dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, CĐ phải đạt tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm, trong đó, việc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là một trong những yêu cầu của.




Nguồn bài viết

Bài trướcThành lập khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên rộng 1.600ha tại Kiên Giang
Bài tiếp theoLuật Hoàng Phi – Thủ tụ‌c thành lập công ty nhanh, gọn, đúng pháp lý