Trường chưa tự chủ thu học phí theo Nghị định 86
Trong các văn bản trên, thẩm quyền trách nhiệm, ban hành mức thu học phí và trách nhiệm kiểm tra giám sát đã được quy định rõ.
Cụ thể, đối với các cơ sở giáo dục đại học (gọi chung là trường đại học) công lập, cơ quan chủ quản (bộ, ngành, địa phương) trực tiếp có trách nhiệm thẩm định, quyết định, phê duyệt, thống nhất phương án phân loại mức độ tự chủ về tài chính của trường đại học trực thuộc, bao gồm cả phương án thu – chi tài chính, cả việc đảm bảo mức thu học phí mà luật Giáo dục và Nghị định 86 đã quy định.
Đồng thời, cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các trường đại học trực thuộc trong việc thực hiện chính sách học phí theo quy định.
Trường đại học công lập chưa đáp ứng điều kiện tự chủ thì tiếp tục thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Trong đó, quy định trần mức tăng học phí hàng năm từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 – 2021 tăng bình quân 8 – 10%/năm. Các trường được xác định mức tăng học phí hàng năm, nhưng không được vượt trần Nghị định 86.
Mức thu cụ thể cho từng lĩnh vực đào tạo như sau:
|
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh. UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí của các trường đại học công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh.
Cơ quan nào giám sát về chính sách học phí của trường tự chủ?
Với các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ (luật Giáo dục đại học đã quy định) thì được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Trong quá trình thực hiện tự chủ, trường đại học cần xây dựng và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật dựa trên định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ quan chủ quản ban hành và các quy định, hướng dẫn hiện hành, phù hợp với chất lượng đào tạo. Từ đó, ban hành mức thu học phí phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo tương xứng với chất lượng đào tạo.
Đặc biệt, các trường đại học có trách nhiệm công khai, minh bạch và cam kết chất lượng. Có trách nhiệm giải trình với xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước về việc xây dựng mức học phí tương xứng với chất lượng đầu ra cam kết và lộ trình tăng học phí phù hợp với chất lượng được kiểm định chương trình đào tạo.
Cơ quan chủ quản trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách học phí của các trường đại học được giao chủ quản, xử lý sai phạm theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải trình với xã hội, với người học về các chức năng được giao.
Vẫn đề xuất giữ quy định có trần học phíTrong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã trình phê duyệt các văn bản làm cơ sở pháp lý để các trường thực hiện tự chủ. Đồng thời, trực tiếp quản lý, giám sát tình hình thực hiện chính sách học phí và cơ chế tự chủ của các trường đại học trực thuộc Bộ GD-ĐT. Gần đây, khi báo chí phản ánh Trường đại học Y dược TP.HCM đã ban hành, thông báo mức thu học phí chưa hợp lý, không phù hợp với quy định, Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế (cơ quan chủ quản của Trường đại học Y dược TP.HCM) kiểm tra, xác minh thông tin về mức thu học phí của trường này, phối hợp với Bộ GD-ĐT để trả lời công khai cho người học và toàn xã hội.
Đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, cho biết trong thời gian tới, bộ này sẽ đề xuất việc đưa quy định cụ thể khung và trần học phí phù hợp với các chuẩn kiểm định và chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo vào dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, để trình Chính phủ xem xét, ban hành.
|