120 Hz mô tả tần số làm mới (refresh rate) của màn hình, được hiểu như là khả năng hiển thị chuyển động cảnh của màn hình cảm ứng. Con số Hz càng lớn nghĩa là độ nhạy càng cao, thao tác chạm càng chính xác hơn.
Nhược điểm của màn hình 120 Hz
Việc cung cấp màn hình có tần số làm mới cao cũng gây ra một số nhược điểm mà người dùng smartphone 120 Hz gặp phải. Như đã nói, do yêu cầu cao về phần cứng nên màn hình 120 Hz khá đắt đỏ, khiến nó chỉ có mặt trên các smartphone cao cấp hiện nay. Chính vì vậy, nếu mong đợi một smartphone tầm trung với màn hình 120 Hz thì người dùng sẽ phải thất vọng.
![]() Oppo Find X2 là một trong những smartphone dùng màn hình 120 Hz hiện nay
|
Một nhược điểm rõ ràng nhất mà người dùng smartphone có màn hình 120 Hz gặp phải chính là pin bị tụt rất nhanh so với màn hình thông thường. Điều này do nó yêu cầu cung cấp nhiều năng lượng hơn để xử lý tốc độ làm mới cao, nơi nhiều khung hình hiển thị nhiều hơn trong mỗi giây, điều này đặc biệt thể hiện rõ khi so sánh với một smartphone có màn hình 60 Hz.
Có nên chọn smartphone màn hình 120 Hz?
Trong khi đó, với người dùng thông thường, việc chọn màn hình 120 Hz cũng tùy thuộc vào nhu cầu của riêng họ. Nếu thích xem các nội dung hiển thị như phim ảnh một cách mượt mà, màn hình 120 Hz sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, họ cũng phải chấp nhận với hạn chế về thời lượng pin khi sử dụng màn hình 120 Hz.
May mắn là các công ty hiện nay cung cấp cho người dùng tùy chọn chuyển đổi tốc độ làm mới của màn hình giữa 120 Hz với 60 Hz nên người dùng có thể chủ động hơn trong việc kích hoạt 60 Hz khi chỉ cần những nhiệm vụ thông thường.