Lời giải đề Sinh chuyên vào lớp 10 trường Sư phạm

Thầy Công Nguyễn đánh giá đề thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội chiều 15/7 không đánh đố nhưng đòi hỏi thí sinh nắm chắc kiến thức nền tảng.

Đề thi:

Lời giải đề Sinh chuyên vào lớp 10 trường Sư phạm
Lời giải đề Sinh chuyên vào lớp 10 trường Sư phạm - 2
Lời giải đề Sinh chuyên vào lớp 10 trường Sư phạm - 4

Nhận xét và hướng dẫn giải:

Câu 1 (1,5 điểm): Câu này ngữ cảnh khá dài, lấy ngữ cảnh là một phần trong sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản để khai thác tư duy của học sinh về việc đánh giá vai trò của Axit nucleic hay protein mới là vật chất di truyền. Có thể trả lời các ý như sau:
1a.
– Axit nucleic là vật chất di truyền còn protein thì không phải, do:
– Virus lai có lõi ARN của chủng A, vỏ protein của chủng B nhưng sau chu trình lây nhiễm chỉ thu được chủng A.
1b.
– Cây thuốc lá xuất hiện trong thí nghiệm 2 bị nhiễm bệnh, vì:
– Ở thí nghiệm 1, ARN đã bị phân hủy bởi enzyme còn ở thí nghiệm 2, chỉ protein bị phân hủy.
– Sẽ thu được chủng A
– Do thí nghiệm 2 vẫn còn ARN của chủng A

Câu 2 (1,25 điểm): Đây là một bài khai thác quy luật phân li của Menden nhưng mở rộng cho trường hợp 3 alen. Nhiều học sinh đã quen với bài toán quy luật di truyền của nhóm máu có thể phân tích bài này một cách khá nhanh chóng. Câu này có thể giải quyết qua các phân tích sau:
2a.
– Từ phép lai II cho thấy: Alen A1 chi phối hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2 chi phối hoa vàng.
– Từ phép lai III cho thấy: Alen A1 cho phối hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A3 chi phối hoa trắng.
– Từ phép lai IV cho thấy alen chi phối hoa vàng A2 trội hoàn toàn so với alen A3 chi phối hoa trắng.
– Quy luật di truyền chi phối: Quy luật phân li, tính trạng do 3 alen chi phối có mối quan hệ trội – lặn: A1 >> A2 >> A3.
– Phép lai I: A1A1 x A1A1 hoặc A1A1 x A1A2 hoặc A1A1 x A1A3
– Phép lai II: A1A2 x A1A3
– Phép lai III: A1A3 x A1A3
– Phép lai IV: A1A3 x A2A3
2b.
Ở phần này, đòi hỏi thí sinh phải tính lại tỉ lệ các kiểu gen của các cây hoa đỏ F1 ở phép lai II và III.
Tỉ lệ kiểu gen (1/3A1A1: 2/3A1A2) x (1/3A1A1: 2/3A1A3)
Thí sinh có thể dùng nhiều cách khác nhau như viết phép lai, tách thành giao tử… để thực hiện bài toán này.
Kết quả ta được: 4/9A1A1: 2/9A1A3: 2/9A1A2: 1/9A2A3, tỉ lệ kiểu hình 8 cây đỏ: 1 cây vàng.

Câu 3 (1,5 điểm): Câu này kiểm tra kiến thức phát triển từ sách giáo khoa Sinh học 9. Đòi hỏi thí sinh phải làm bài cẩn thận nếu không sẽ bị mất điểm. Có thể trả lời câu này ở các ý sau:
2a.
– M là enzyme (ARN polymerase) có vai trò xúc tác quá trình tổng hợp mạch ARN.
– N: Nucleotide tự do của môi trường có vai trò làm nguyên liệu đơn phân tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi ARN.
Sản phẩm sau phiên mã tế bào sẽ sử dụng:
– Với gen cấu trúc, tạo mARN hoàn chỉnh sau đó dùng ARN làm khuôn cho quá trình tổng hợp protein.
– Với gen mã hóa tARN tạo ra tARN tham gia vào quá trình vận chuyển các axit amin đến nơi tổng hợp protein.
– Với gen rARN tạo rARN tham gia vào quá trình tổng hợp nên các ribosome để có thể thực hiện quá trình dịch mã.
2b. Trình tự đoạn ARN có dạng:
5’ UUU.GAU.AUU.GAX.XXG.GUA.GXX.XUU.XAU 3’

Câu 4 (1,0 điểm): Đây là một bài toán giải quyết phả hệ không quá phức tạp, đòi hỏi thí sinh xử lí thật cẩn thận để không bị mất điểm ở các ý:
4a.
– Bệnh này do alen lặn nằm trên NST X gây ra.
4b.
Người II5 lành bệnh nên có thể có 1 trong 2 kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp.
4c. Phép lai: XaY x XAXa, xác suất con trai đầu lòng mắc bệnh = 1/4

Câu 5 (1,25 điểm): Đây là một câu hỏi nằm trong phần cơ chế di truyền và biến dị. Đòi hỏi thí sinh nắm chắc các dạng đột biến nhiễm sắc thể, phân biệt được chúng:
5a.
– Đột biến 1: Lặp đoạn FGH
– Đột biến 2: Đảo đoạn DEFGHI
– Đột biến 3: Mất đoạn LMN
5b.
Loại đột biến ít gây hậu quả nghiêm trọng nhất là đột biến đảo đoạn do không làm thay đổi số gen mà chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

Câu 6 (1,5 điểm): Câu này vẽ lại sơ đồ chuyển gen trong sách giáo khoa Sinh học 9. Cũng đòi hỏi thí sinh tư duy ở một mức độ nhất định để lấy được đủ điểm, nếu không cũng rất dễ mất điểm:
6a.
– Mục đích của bước này là tạo ADN tái tổ hợp sau đó tạo ra tế bào chuyển gen.
– Các kí hiệu: 1 là thể truyền (vector, plasmid), 2 là plasmid tái tổ hợp (ADN tái tổ hợp), 3 là plasmid tái tổ hợp được chuyển vào tế bào nhận; 4 ADN miền nhân của vi khuẩn.
6b.
– Cả gen X và cấu trúc Y đều được tạo ra bởi cùng 1 loại enzyme cắt, vì khi cùng sử dụng 1 loại enzyme cắt sẽ tạo ra các đầu dính giống nhau và có thể lắp ghép lai hình thành nên ADN tái tổ hợp.

Câu 7 (2,0 điểm): Đây là một câu sinh thái khá cơ bản, thí sinh làm bài cẩn thận có thể lấy được điểm câu này. Thí sinh dễ mắc các thiếu sót ở một số ý dẫn tới mất một phần điểm của câu hỏi. Có thể trả lời câu hỏi này qua các ý sau:
7a.
– Vẽ được sơ đồ lưới thức ăn phù hợp thực tế, đủ số loài
7b. Tùy từng chuỗi thức ăn mà các sinh vật có thể thuộc các bậc tiêu thụ khác nhau, bao gồm:
– Sinh vật sản xuất là lúa, sinh vật phân giải là vi khuẩn.
– Sinh vật tiêu thụ bậc I là châu chấu, chuột, sâu ăn lá.
– Sinh vật tiêu thụ bậc II là ếch, rắn, chim sâu, chuột.
– Sinh vật tiêu thụ bậc III là rắn, đại bàng
– Sinh vật tiêu thụ bậc IV là đại bàng.
7c.
– Hệ quả dẫn đến mất cân bằng sinh thái, làm biến đổi quần xã có mặt trong hệ sinh thái.
– Rắn giảm làm chuột và ếch tăng lên, chuột tăng phá hoại lúa làm suy giảm năng suất của sinh vật sản xuất và làm ảnh hưởng đến toàn bộ quần xã.
7d.
– Ở mỗi bậc dinh dưỡng, lượng năng lượng tiêu dùng và thất thoát dẫn đến lượng sinh khối tích lũy giảm dần sau mỗi bậc.
– Đến một bậc dinh dưỡng nhất định, năng lượng và sinh khối tích lũy chỉ đủ cho chúng dùng mà không đủ cho bậc kế tiếp hình thành nên không có bậc kế tiếp. Đó là mắt xích giới hạn của chuỗi thức ăn.

Nguồn bài viết

Bài trướcJaguar Land Rover Việt Nam chính thức ra mắt hai mẫu xe Jaguar XE và Land Rover Discovery Sport mới
Bài tiếp theoLoại cây lạ, lá có đầy răng cư‌a, sẫm mịn như nhung, năm há‌i 3 lứa lá bán đắt tiền