Liên kết sản xuấ‌t rau an toàn ở xã Tân Lập


Những năm gần đây, các mô hình liên kết sản xuấ‌t rau an toàn ở xã Tân Lập (Mộc Châu) đã và đang được hình thành, giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm ổn định và có thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng trước đây.       

Xem Video: Làm giàu từ mô hình trồng rau an toàn


Xã Tân Lập có nhiều diện tích đất bằng phẳng, màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm, rất thích hợp để trồng các loại rau, củ, quả trái vụ. Nhận thấy lợi thế đó, nhiều mô hình liên kết được hình thành để kết nối các hộ gia đình trong sản xuấ‌t và tiêu thụ sản phẩm. Hiện, trên địa bàn xã có 3 hợp tác xã (HTX) và 4 tổ hợp tác rau an toàn đã được thành lập. Tiểu biểu như HTX nông nghiệp Hoàng Hải, tiểu khu 34 được thành lập đầu tiên ở xã vào năm 2016. Đến nay, HTX nông nghiệp Hoàng Hải có có 7 thành viên với tổng diện tích đất canh tác 40 ha trồng rau, củ an toàn. Anh Nguyễn Văn Hải, Giám đốc HTX nông nghiệp Hoàng Hải, cho biết: Các loại rau, củ trồng tại xã Tân Lập có chất lượng tốt nhờ điều kiện về đất đai, khí hậu thích hợp. Đặc biệt, có thể trồng được các loại rau trái vụ với năng suất ổn định. Sản lượng rau an toàn của HTX đạt trên 2.000 tấn/năm, chuyên cung cấp sản phẩm cho các siêu thị, trường học, cửa hàng tại Hà Nội. Năm 2019, doanh thu của HTX đạt trên 10 tỷ đồng.

Các thành viên khi tham gia HTX được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc rau an toàn, cung ứng phân, giống và được bao tiêu sản phẩm. Trong đó, việc đảm bảo đầu ra ổn định là yếu tố quan trọng nhất để bà con nông dân tin tưởng và lựa chọn hình thức sản xuấ‌t này. Anh Hoàng Trọng Ngọc, HTX rau an toàn Mộc Vân, chia sẻ: HTX hiện sản xuấ‌t trên 15 ha đất với 11 hộ thành viên tại xã Tân Lập. Tham gia HTX, các thành viên được hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật trồng, chăm sóc rau theo quy trình VietGAP và được bao tiêu sản phẩm đầu ra. Hiện tại, HTX đang phát triển thêm 7 ha rau an toàn tại bản Áng, xã Đông Sang (Mộc Châu) và khảo sá‌t thêm địa điểm trồng tại một số nơi của huyện Vân Hồ.

Ngoài tham gia các HTX, các hộ dân ở các bản hoặc những khu vực có vị trí gần nhau còn liên kết thành các tổ hợp tác sản xuấ‌t rau an toàn. Đây cũng là hình thức liên kết sản xuấ‌t nhưng với quy mô nhỏ hơn để kết nối các thành viên với nhau thành tổ chức, trồng rau theo quy trình kỹ thuật chung, có định hướng cụ thể. Tại xã Tân Lập hiện nay đang duy trì 4 tổ hợp tác ở các bản: Co Phay, Tà Phình, Hoa, Dọi. Mỗi tổ hợp tác có từ 5-7 hộ thành viên. Với hình thức sản xuấ‌t này, bà con có tổ chức đại diện, có thể đảm bảo về quyền lợi khi tham gia và được đảm bảo về khả năng tiêu thụ ổn định các sản phẩm mà họ sản xuấ‌t. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân tại đây còn kết nối với các HTX ngoài địa bàn, hợp đồng sản xuấ‌t và cung cấp rau an toàn giống như một thành viên. Bà Đỗ Thị Hiếu, tiểu khu 12, chia sẻ: Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ trồng rau an toàn, gia đình tôi đã xin chuyển đổi hơn 1.000 m² đất trồng cây dâu tằm sang trồng rau. Vườn rau ở khu đất bằng, tiện nước tưới nên việc đầu tư không mấ‌t nhiều chi phí. Mỗi năm, vườn rau cho thu 4 vụ với thu nhập hơn 70 triệu đồng/vụ. So với trồng dâu nuôi tằm thì trồng rau cho thu nhập cao hơn nhiều, mà công việc hàng ngày cũng đỡ vất vả hơn.

Nhận thấy mô hình liên kết sản xuấ‌t rau an toàn ở xã Tân Lập hiệu quả, Hội LHPN xã Tân Lập đã có chủ trương triển khai mô hình tổ sản xuấ‌t rau an toàn của hội viên phụ nữ và đã đăng ký hỗ trợ bởi Dự án Great. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vật tư nông nghiệp và liên hệ với các hợp tác xã để thu mua sản phẩm. Đây hứa hẹn sẽ là mô hình sản xuấ‌t hiệu quả, đem lại sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã, đồng thời, giúp người nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuấ‌t nông nghiệp để mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập và phát huy lợi thế của địa phương.



Nguồn bài viết

Bài trướcVì sao bỏ quy định đuổi học?
Bài tiếp theoLaptop phải cắm sạc mới khởi động được