Làng tranh Đông Hồ nhộn nhịp trong lễ Vu Lan


Vào mùa Vu Lan, làng tranh Đông Hồ, “thủ phủ” sản xuất vàng mã lớn nhất cả nước lại rộn ràng với đủ các loại nhà lầu, biệt thự, xe siêu sang…để tặng người âm.

Xem Video: Làng tranh Đông Hồ nhộn nhịp mùa hàng mã 

XEM VIDEO CLIP: YuX97qHOZXM


Đến xã Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) vào tháng 7 (âm lịch) có thể cảm nhận rõ không khí hối hả của những chuyến xe về mua vàng mã, với đủ chủng loại, mẫu mã từ các loại tiền vàng, quần áo đến cả nhà lầu, xe hơi.

Dù được làm với nguyên liệu là giấy, hồ, tre, nứa… nhưng các sản phẩm đều được làm giống như thật, trau chuốt trong từng chi tiết nhỏ nhất từ đồ truyền thống đến các phương tiện hiện đại như xe máy SH, ô tô và các loại “hàng thửa”.

Xã Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) không chỉ nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian mà còn được biết đến là “thủ phủ” sản xuất vàng mã lớn nhất cả nước. Vào dịp tháng 7 Âm lịch, nhiều gia đình trong làng lại tất bật sản xuất các mặt hàng mã phục vụ khách hàng ở khắp mọi nơi.

Với quan niệm “trần sao, âm vậy”, các mặt hàng vàng mã khá phong phú với đủ chủng loại, mẫu mã từ các loại tiền vàng, quần áo đến cả nhà lầu.

Theo chị Nguyễn Thị Ngát, thôn Đạo Tú, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành ( Bắc Ninh) cho biết, mỗi căn nhà biệt thư như này có giá từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng t‌ùy vào kích thước.

Những ngày này gia đình anh Nguyễn Ngọc Duy thôn Đạo Tú, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành ( Bắc Ninh) làm được từ 120-150 bộ đồ dùng cá nhân.

Máy giặt, đồng hồ xếp thành hàng trong nhà.

Ngoài những mặt hàng hiện đại thì mặt hàng quần áo mã vẫn được nhiều thương lái đặt mua.

Chị Nguyễn Thị Định cho biết: Dù năm nay ảnh hưởng của Coѵīɗ-19 nhưng gia đình tôi vẫn bán từ 300-450 bộ quần áo mỗi ngày.

Hàng trăm đôi dép được gia đình chị Liên Cẩn hoàn thiện mỗi ngày.

Công nhân đang hoàn thiện khâu cuối cùng để lắp rắp chiếc xe máy SH.

Anh Nguyễn Quang Tới đang hoàn thiện chiếc xe đua được khách hàng đặt riêng cho lễ cúng rằm tháng 7.



Những chiếc váy “hàng mã” được làm như thật.

Anh Nguyễn Đăng Dích cho biết: Do nhu cầu nên nhiều mặt hàng được sản xuất bới các các liệu mới, cao cấp hơn để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nếu nhìn qua nhiều người không biết đây là sản phẩm dành cho người cõi âm.

Mỗi gia đình chỉ làm một mặt hàng chuyên biệt như ngựa, thuyền.

Nghề làm vàng mã đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ.

Khi các công đoạn hoàn tất sẽ được các thương lái đến mua và mang đi các tỉnh thành trong cả nước tiêu thụ.



Chị Nguyễn Thị Hương, huyện Khoái Châu, Hưng Yên cho biết: Nếu như hàng năm, các gia đình thường mua vàng mã, đốt tiền âm, xe, nhà, quần áo … thì năm nay, giữa mùa dịc‌h Coѵīɗ-19, trong số lễ vật dâng cúng người âm còn có thêm cả… khẩu trang.

Ô tô, xe máy chở các sản phẩm vàng mã từ xã Song Hồ nối đuôi nhau, phân phối đi khắp các nơi trong cả nước.



Người dân nơi đây cho biết cận kề rằm tháng 7 âm lịch, ngày nào ôtô, xe máy cũng nối đuôi nhau vào làng thu gom hàng đi tiêu thụ.

Những chuyến xe vẫn nườm nượp về Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) để vận chuyển những đồ dùng cho những người ở cõi âm.  



Nguồn bài viết

Bài trướcNgọt ngào mùa na Chi Lăng
Bài tiếp theoChâu Thành: Đường 11B xuống cấp