HomeStartupKỷ luật không gây tổn thương | Chào buổi sáng

Kỷ luật không gây tổn thương | Chào buổi sáng

Để phát triển và hoàn thiện bản thân, mỗi học sinh (HS) là một chủ thể có những diễn tiến tâm lý khác nhau và cả những kinh nghiệm, khả năng, tiềm lực khác nhau. Sâu sắc nhất là những nền tảng về tính cách, thói quen, “sự nhạy cảm” và cá tính khác nhau nên hành trình giáo dục và tự giáo dục con người cần lắm tính khoa học, nghệ thuật từ sâu thẳm trong cái tâm và bản lĩnh của người thầy…

Tình thương luôn là điểm tựa có sức mạnh tuyệt vời. Thế nhưng không phải bao giờ tình thương cũng có thể tiết chế và luôn có tác dụng, vì vậy, kỷ luật rất cần thiết là như thế. Hơn thế nữa, không thể không chú ý đến một vài HS có thể có những biểu hiện, hành vi, thái độ chưa như mong đợi cần được gợi mở điều chỉnh, hoàn thiện dần.

Đã từng có những tranh cãi về vấn đề áp dụng kỷ luật trong giáo dục con cái, HS. Việc quá dễ dãi hay quá khắt khe đã trở thành chủ đề tranh cãi dài lâu…

Kỷ luật trong trường học hay trong giáo dục, cũng xuất phát từ mục tiêu chung: HS cần nhìn thấy hình ảnh của chuẩn, hàng rào của chuỗi biểu hiện hành vi, thái độ để thích ứng với xã hội. Kỷ luật trong nhà trường cũng cần thích ứng với bối cảnh. Khi xã hội càng có tính mở và con người cần có nhiều thêm cơ hội thì việc điều chỉnh nội dung và các hình thức kỷ luật trong giáo dục phải được thực thi.

Giáo dục suy cho cùng là tạo cơ hội, khuyến khích con người tự giáo dục, hoàn thiện bản thân. Thật hạnh phúc nếu với các tác động bài bản, có tính khoa học, có tính tương tác cao, HS sẽ thay đổi mỗi ngày. Nhưng hạnh phúc sẽ nhân lên gấp nhiều lần nếu những HS từng có các hạn chế nhất định, có những hành vi chưa như mong đợi sẽ được chấp nhận, góp ý, định hướng và hoàn thiện. Đó là hạnh phúc vô bờ không chỉ của người học mà còn của người dạy khi những HS có biểu hiện chưa ngoan, HS có hành vi lệch chuẩn xã hội dần thay đổi.

Tôi không muốn dùng những từ quá khái quát để nói về đích đến của giáo dục, nhưng nếu con người lựa chọn được giáo dục và nhà giáo dục chấp nhận, cảm thông, thì đích đến của giáo dục xét trên bình diện cá nhân là nên người. Và để nên người, chúng ta cần đảm bảo tính nhân văn trong giáo dục. Vì thế, cần lan tỏa tính nhân văn này cho đội ngũ nhà giáo, cha mẹ, nhà quản lý, các lực lượng xã hội trong từng suy nghĩ, lời nói, hành vi.
Vì vậy bên cạnh việc thay đổi hình thức kỷ luật HS theo hướng giảm nhẹ đảm bảo tính nhân văn, điều quan trọng là mỗi nhà giáo cần ý thức rằng bất kỳ hình thức kỷ luật nào với HS đều nhằm mục đích giáo dục, dạy dỗ, răn đe chứ không phải làm tổn thương HS.




Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img