Mục tiêu phát triển Kinh tế bứt phá thì vẫn cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn là tăng trưởng Kinh tế Việt Nam chưa thực sự đạt được.
PGS.TS. Phạm Thế Anh – Chuyên gia kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)
Tại buổi tọa đàm công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý IV và cả năm 2019, PGS.TS. phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về Kinh tế – chính trị, nền Kinh tế Việt Nam trong Quý IV năm 2019 chỉ tăng trưởng ở mức 6,97%, thấp hơn so với năm 2018.
“lạm phát tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm do giá thực phẩm tăng vì hoạt động chăn nuôi suy giảm. Đây là quan ngại lớn của nền Kinh tế trong Quý IV năm nay. Nhìn chung, so với cùng kì năm ngoái, Kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều diễn biến kém tích cực hơn”, ông Thế Anh nhận xét.
Cũng theo ông Thế Anh, tốc độ tăng trưởng Kinh tế Việt Nam cả năm 2019 đạt mức 7,02%, mặc dù thấp hơn so với mức tăng trưởng năm 2018 nhưng vẫn là điểm sáng trong khu vực và thế giới. Đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng vẫn là hai khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ với sự tăng trưởng nổi bật là ngành chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện nước và xây dựng. Cùng với đó, ngành khai khoáng cũng đã có sự tăng trưởng nhẹ sau 3 năm liên tiếp sụt giảm.
Đáng chú ý, khu vực nông, lâm và ngư nghiệp trong năm 2019 đã gặp nhiều yếu tố bất lợi từ thời tiết và dịch tả lợn châu Phi bùng phát và sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu nhưng vẫn tăng trưởng ở mức 2,01% với sự tăng trưởng ấn tượng của ngành thủy sản trên 6%.
Trong năm 2019, khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn năm 2019 với sự tăng trưởng khá đồng đều với đa số ở mức trên 7% thuộc về các ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, bán buôn, bán lẻ và vận tải kho bãi.
Tăng trưởng vốn đầu tư khu vực nhà nước thấp, trong khi khu vực FDI và tư nhân tăng trưởng và tỷ lệ giải ngân cao. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung khiến dòng vốn từ Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhưng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài. lạm phát ở dưỡi ngưỡng 4% nhưng việc CPI leo dốc trong tháng 12 vượt qua ngưỡng 5% sẽ tiềm ẩn không ít lo ngại cho các quý trong năm 2020.
“Tính đến hết năm 2019, chỉ số PMI đã đánh dấu chuỗi 49 tháng mở rộng liên tiếp của khu vực sản xuất. Điều này chứng tỏ niềm tin của các DN vào nền sản xuất là không thay đổi, họ vẫn hi vọng sản lượng sẽ tiếp tục mở rộng trong những năm mới. Đó là triển vọng tích cực của khu vực sản xuất nói riêng và của nền Kinh tế nói chung trong thời gian tới”, PGS.TS. phạm Thế Anh cho biết.
Dự báo về tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ lệ lạm phát trong năm 2020 theo kế hoạch phát triển Kinh tế – xã hội do Quốc hội mới ban hành, nhóm nghiên cứu của VEPR cho rằng, những mục tiêu của năm 2020 là có thể đạt được. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cần rất nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% và lạm phát dưới 4% do những bất ổn chính trị trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến Kinh tế trong nước.
Nhóm nghiên cứu dự báo, mức tăng trưởng Kinh tế Quý I/2020 sẽ ở mức 6,33%; Quý II ở mức 6,27%; Quý III ở mức 6,58%; Quý IV ở mức 6,64% và tăng trưởng cả năm 2020 chỉ ở mức 6,48%. Tương tự, tỷ lệ lạm phát trong các quý năm 2019 tương ứng ở các mức 4,88%; 4,49%; 4,13% và 4,04%.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, triển vọng Kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào FDI với kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường Kinh doanh và cổ phần hóa DNNN. Hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế được kỳ vọng sẽ khởi sắc sau việc kí kết các Hiệp định thươg mại tự do như CPTPP và EVFTA. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần phải thận trọng trong quan hệ thương mại quốc tế. Việc đối xử với các quốc gia trong thương mại quốc tế là một trong những vấn đề lớn của Việt Nam trong năm 2020.
Đánh giá về Báo cáo Kinh tế vĩ mô Quý IV và cả năm 2019, chuyên gia Kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho rằng, dù con số nào thì tăng trưởng Kinh tế Việt Nam năm 2019 vẫn thực sự ấn tượng trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, xét theo Nghị quyết 01 của Chính phủ ban hành đầu năm 2019 với mục tiêu phát triển Kinh tế bứt phá thì vẫn cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn là tăng trưởng Kinh tế Việt Nam chưa thực sự đạt được. Vấn đề tăng trưởng bền vững đã trở nên nhức nhối hơn rất nhiều, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
“Đây là câu chuyện không phải chỉ là đo độ ô nhiễm tại các thành phố đang trở nên nghiêm trọng mà là vấn đề là chính sách, chiến lược cùng các cơ chế ứng phó nhanh. Nếu nói việc bứt phá trong cải cách môi trường đầu tư Kinh doanh còn cách rất xa so với yêu cầu về thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Bởi trong 2 năm 2018 và 2019, các doanh nghiệp mới chỉ đạt chưa đến 30% kế hoạch thoái vốn, cổ phần hóa bởi rất nhiều lý do khác nhau”, TS. Võ Trí Thành nhận định.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, viện trưởng viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) cũng nhìn nhận, còn nhiều vấn đề cần phải xem xét ngay từ các con số thống kế trong năm 2019. Trong năm 2020 còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong phát triển Kinh tế như thị trường bất động sản, tài chính, tỷ lệ lạm phát… nên nền Kinh tế Việt Nam cần hết sức thận trọng với các chỉ số Kinh tế bất lợi đang tạo nên sức ép lớn cho công tác điều hành