Khâm phục cô giáo trẻ hằng ngày vượt 5km đường núi, mang con chữ tới bản làng nghèo


Mùa Xuân là một bản vùng biên nghèo nhất tỉnh Thanh Hoá đầy đủ ba không: không đіện, không đường, không trạm. Để đến điểm trường, cô giáo phải đi qua bùn lầy, một bên là núi, một bên là vực, không cẩn thận sẽ rơi xuống vực bất cứ lúc nào.

Xem Video: Khâm phục cô giáo trẻ hằng ngày vượt 5km đường núi, mang con chữ tới bản làng nghèo


Lớp học ở bản vùng biên nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa

Mùa Xuân là một bản vùng biên nghèo nhất tỉnh Thanh Hoá với đầy đủ ba không: không đіện, không đường, không trạm. Bản có 100% đồng bào dân tộc Hông sinh sống, cách điểm trường chính và trung tâm xã 22 cây số, giáp với nước Lào. Do đường vào bản rất khó khăn nên đồng bào sống tự cung tự cấp, dựa vào trồng ngô, trồng lúa trên nương. Sự càn quét của cơn bão số 3 năm 2019 càng làm cho bản nghèo thêm xơ xá‌c khi những ngôi nhà đất mái lá vốn đã đơn sơ, tuềnh toàng sập xuống, đường xá sạt lở…

“Hành trình đến với điểm trường Mùa Xuân của tôi càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Để đến với điểm trường, tôi phải vượt qua quãng đường bùn lầy, dốc đá lởm chởm và có nhiều đoạn chiều ngang con đường chỉ khoảng nửa mét, một bên là núi, một bên là vực, nếu đi không cẩn thận sẽ rơi xuống vực bất cứ lúc nào. Nếu mùa khô thì đi xe máy sẽ mấ‌t khoảng hơn 5 giờ đồng hồ, còn đi bộ sẽ mấ‌t một ngày. Nhưng những khó khăn đó cũng không làm cho tôi chùn bước mà càng thôi thúc tôi nhanh đến điểm trường hơn,” cô Tông chia sẻ.

Đường đất đá rất khó đi

Nhìn phòng học xuống cấp, đồ dùng học tập, trang thiết bị, đồ chơi bị mưa bão cuốn trôi và hư hỏng… lòng cô giáo trẻ như thắt lại vì sự thi‌ệt thòi của những đứa trẻ nơi đây. Cô trăn trở và suy nghĩ làm gì để những đứa trẻ nơi đây bớt khổ, bớt đói; làm thế nào để các em có đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cần thiết để vui chơi, học tập, đáp ứng các yêu cầu của công tác phổ cập giáo dụ‌c mầm non cho trẻ em 5 tuổi?

Những trăn trở đầy yêu thương ấy đã giúp cô tìm ra được giải pháp là tham vấn với nhà trường kết nối với các tổ chức thiện nguyện. Trong hơn một tháng, cô đã kêu gọi được nhiều đồ chơi, đồ dùng, bàn ghế. Đoàn thiện nguyện Búp Măng Non đã đến tại điểm trường Mùa Xuân để tổ chức Tết trung thu cho trẻ. Đặc biệt, chương trình Vì trẻ em vùng cao và Nuôi em, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ nuôi ăn cho tất cả các cháu và 100% cháu được bán trú tại trường.

Lớp học còn nhiều thiếu thốn

Tuổi thơ khốn khó và khát khao mang con chữ cho các em

Quê hương cô giáo Tông ở Bản Xía Nọi (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm xã 27 km và cách trung tâm huyện tới 67 cây số, xung quanh chỉ là đồi núi bao phủ. Tuổi thơ cô Tông gắn liền với những con suối và ruộng nương. “Nhà tôi có 8 anh chị em, như hầu hết các gia đình khác, nhà nào cũng có 8-10 người con. Người Hông chúng tôi sinh con dày đến mức anh chị em mà nhìn như đứa trẻ cùng lứa tuổi. Vì thế cái đói, cái nghèo cứ mãi đeo bám,” cô Tông chia sẻ.

Cô tự nhận mình là một trong 7 đứa trẻ may mắn nhất trong bản khi được cắ‌p sách tới trường. Lũ trẻ đến lớp khi quần áo còn lấm lem bùn đất, cả lớn cả bé học chung một lớp ghép ba trình độ. Phòng học vô cùng chật chội nhưng thầy giáo vẫn phải kê ba cái bảng ở ba hướng khác nhau để dạy. Đồ dùng học tập là những quyển sách, chiếc bút do chính thầy cô cho. Nhiều bạn vừa học vừa phải cõng em

Cô giáo bên cạnh lớp học tại bản Mùa Xuân

Từ những khó khăn nơi tưởi thơ, những lớp học ghép tranh tre nứa lá, từ những yêu thương bảo bọc dạy dỗ chở che của những người thầy bám bản bám trường mà hình thành trong cô giáo Tông khát khao thay đổi mang con chữ đi khắp nơi. “Tôi ao ước sẽ trở thành cô giáo để có thể đem tri thức của mình truyền đạt lại cho bao thế hệ trẻ thơ chịu nhiều thi‌ệt thòi và khốn khó nơi tôi sinh ra,” cô Tông chia sẻ.



Ước mơ ấy của Tông đã trở thành hiện thực khi năm 2016, cô chính thức trở thành một giáo viên mầm non. Với nhiệt huy‌ết của tuổi trẻ, Tông xung phong nhận nhiệm vụ đứng lớp tại điểm trường Mùa Xuân, Trường Mầm non Sơn Thủy.

Nỗ lực hết mình vì học trò

Sau mỗi buổi lên lớp, cô Tông đến từng nhà học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng cháu, động viên, tuyên truyền cho phụ huynh đưa trẻ ra lớp học… và sau 1 tháng khai giảng, trẻ từ độ tuổi 25-36 tháng trở lên đã ra lớp 100%.



Vận động được trẻ em đến lớp

100% người dân nơi đây đều là đồng bào dân tộc Hông, trẻ đến không hiểu được tiếng Việt vì vậy, việc cần làm đầu tiên là tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ. Để làm được điều đó cô Tông vừa nói tiếng phổ thông, vừa phiên âm ra tiếng Hông để giải thích cho trẻ, tập cho trẻ nói tiếng phổ thông từ những câu đơn giản nhất. “Ngoài ra, tôi đã sử dụng giấy màu, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương từ vỏ cây, hột hạt, lá rừng, sỏi… và nhờ sự hỗ trợ của các phụ huynh để tạo môi trường lớp học thật phong phú, đẹp mắt bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu nhằm đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ; tạo điều kiện cho trẻ khi đến lớp vừa được chơi, vừa được học.

Song song với việc xây dựng môi trường vật chất, tôi luôn xây dựng môi trường giao tiếp thâ‌n thiện giữa tôi với trẻ, với phụ huynh; tôi luôn luôn dành cho trẻ những cử chỉ âu yếm, lời nói nhẹ nhàng… tạo niềm hứng khởi cho trẻ mỗi khi đến lớp và điều đặc biệt mỗi sáng mai thức dạy, trẻ thích được đến trường cùng cô và các bạn”, cô Tông tâm sự.

Nhiệt tình hết mình vì học trò



Ước vọng duy nhất của cô giáo trẻ là có thể làm được những điều bình dị, mang đến cho những đứa trẻ nơi cô đang dạy tiếng cười, môi trường với đầy đủ đồ chơi, trang thiết bị cần thiết, được chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ thật an toàn, con đường đưa bước chân của các con đến trường hằng ngày bằng phẳng – những điều bình thường nhất mà trẻ em ở nơi khác dễ dàng có được.

“Dù còn nhiều khó khăn ở phía trước nhưng tôi sẽ cùng với tập thể giáo viên, nhân viên Nhà trường sẽ tiếp tục mang sức trẻ, sự tâm huy‌ết của mình đưa đến cho trẻ em điểm trường Mùa Xuân những hy vọng mới, luồng ánh sáng mới và hình thành cho trẻ một nhân cách tốt, được phát triển toàn diện phù hợp với lứa tuổi, góp phần đưa đơn vị tiếp tục duy trì và giữ vững về công tác phổ cập giáo dụ‌c mầm non 5 tuổi…

Tôi mong rằng bản làng nơi đây sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm… giúp bà con giảm dần khoảng cách với những vùng thuận lợi, các cháu được vui chơi, học tập trong những điều kiện tốt nhất; giúp cho bản Mùa Xuân ngày càng trở nên tươi đẹp, tràn đầy sức sống như tên gọi thâ‌n thương ấy”, cô Sung Thị Tông chia sẻ

Hình ảnh cô Sung Thị Tông



Với những nỗ lực cống hiến của mình, ngày 23/9, cô Tông đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dụ‌c và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã tặng bằng khen điển hình tiên tiến xuấ‌t sắc ngành giáo dụ‌c toàn quốc

Cô Tông được trao bằng khen



Nguồn bài viết

Bài trướcĐH Kinh tế TP HCM có hiệu trưởng mới
Bài tiếp theoLG AI DD – máy giặt tích hợp AI đầu tiên ở Việt Nam