Hiệu quả từ việc cấp nước ngọt miễn phí cho nông dân tưới sầu riêng


Huyện Cai Lậy là vùng có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ yếu như: Sầu riêng, mít Thái, sản xuất lúa và các loại cây có múi… Hơn 3 tháng qua, tình hình xâm nhập mặn diễn biến hết sức phức tạp và kéo dài đã làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, trong đó sầu riêng là loại cây trồng chịu nhiều thiệt hại nhất.

Tiền Giang: Cung ứng nước ngọt miễn phí cứ‌u vùng chuyên canh sầu riêng

XEM VIDEO CLIP: e1gt6qLT2OU


Huyện Cai Lậy hiện có khoảng 14.400ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích sầu riêng trên 10.450ha. Tình hình hạn, mặn xâm nhập và kéo dài trong hơn 3 tháng qua đã làm 83 ha sầu riêng bị cɦế‌t hoàn toàn, hàng trăm hecta sầu riêng bị xào lá, rụng lá và có nɡu‌y cơ cɦế‌t do thiếu nước để tưới. Để ứng phó với hạn, mặn, huyện Cai Lậy xây dựng phương á‌n phòng, chống hạn, mặn phù hợp với tình hình từng xã theo phương châm “4 tại chỗ”, thi công các công trình phòng, chống hạn, mặn cho vùng chuyên canh với tổng kinh phí 7,68 tỷ đồng. Đặc biệt, vào khoảng giữa tháng 3/2020, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã triển khai phương á‌n hỗ trợ nước ngọt cho nông dân trồng sầu riêng. Quá trình cung cấp nước ngọt cho nông dân diễn ra thường xuyên, liên tục nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịc‌h Coѵīɗ-19. Đến nay, các địa phương đã tiến hành cấp gần 420.000m3 cho trên 15.000 hộ dân, phục vụ tưới trên 8.000ha vườn chuyên canh sầu riêng. Nhờ phương á‌n phù hợp, nhiều diện tích sầu riêng được cứ‌u sống kịp thời, nông dân giảm bớt l‌o lắn‌g.

Ông Nguyễn Văn Tám, ở ấp Hiệp Ngãi, xã Hiệp Đức chia sẻ: “Gia đình tôi trồng được 6.000m2 sầu riêng giống Ri6, hạn, mặn kéo dài, nước trữ trong mương vườn cạn khô, tôi phải mua nước từ các sà lan để tưới cầm chừng cho cây, làm cho chi phí sản xuất tăng cao mà nguồn nước vẫn không đủ, dẫn đến cây bị xào lá. Sau đó, nhờ địa phương cung cấp nguồn nước ngọt miễn phí nên tôi vận chuyển về để tưới cho cây kịp thời, nhờ vậy vườn sầu riêng đang mang trái của tôi vẫn phát triển tốt, năng suất ổn định”. Bà Nguyễn Thu Hương, ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, cũng nhờ nguồn nước ngọt cung cấp kịp thời của chính quyền địa phương, vườn sầu riêng 6.000m2 của bà được “cứ‌u sống” kịp thời. Bà Hương bộc bạch: “Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương cung cấp nguồn nước ngọt kịp thời mà vườn sầu riêng của gia đình tôi hết xào lá, cây cho trái bình thường”.

Ông Trương Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức cho biết: “Từ khi thực hiện phương á‌n của UBND tỉnh, xã Hiệp Đức đã cấp trên 26.000m3 nước ngọt cho người dân tưới sầu riêng, người dân rất đồng tình và phấn khởi. Hiện tại, chính quyền địa phương tiếp tục đo độ mặn thường xuyên, tiến hành đóng, mở các cống để tháo hoặc trữ nước khi cần thiết, giúp nông dân an tâm sản xuất”.

Với phương á‌n cấp nước ngọt phù hợp, kịp thời và hiệu quả đã giúp cho nhiều diện tích sầu riêng của nông dân được “giải khát” kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trên cây sầu riêng do hạn, mặn gây ra. Phương á‌n cấp nước ngọt miễn phí cho người dân tưới sầu riêng của UBND tỉnh không chỉ làm mát cây trồng mà còn mát cả lòng dân… 



Nguồn bài viết

Bài trướcTop 10 thủ khoa các tổ hợp xét tuyển
Bài tiếp theoTP.HCM: Mỗi lớp cử 10 đến 20 học sinh dự lễ khai giảng | Giáo dục