Hạ tầng đồng bộ tạo sức hút cho bất động sản TP Thái Bình

Những năm gần đây, tỉnh Thái Bình có sự đổi thay mạnh mẽ, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Toàn tỉnh có 7 cây cầu nối với các địa phương khác. Theo kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh, dự kiến trong tương lai toàn tỉnh sẽ có tới 12 cây cầu.

Các tuyến đường bộ kết nối trực tiếp Thái Bình với nhiều địa phương khác trên cả nước như quốc lộ 10 nối Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định; quốc lộ 39 nối Hưng Yên – Hưng Hà – Đông Hưng và thành phố Thái Bình – thị trấn Diêm Điền; đường 217 sang Hải Dương…

Theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, hạ tầng giao thông vẫn được đầu tư với nhiều dự án được triển khai trong thời gian tới. Một số dự án có thể kể đến như tuyến đường ô tô cao tốc ven biển; tuyến đường nối từ cầu sông Hóa đến quốc lộ 37; tuyến đường nối từ cầu vượt sông Trà Lý; đường từ quốc lộ 10 vào khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ; đường từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn.

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông phát triển đã mở ra cho tỉnh Thái Bình nói chung và thành phố Thái Bình nói riêng cơ hội lớn phát triển kinh tế – xã hội, đón các nhà đầu tư, tạo ra những cơ hội, tạo thế và lực mới cho sự phát triển của địa phương.

Thành phố Thái Bình.

Thành phố Thái Bình.

Theo thống kê giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu của Thái Bình ước đạt 793 triệu USD, nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như sản phẩm gỗ, gốm, sứ; xăng dầu các loại… Về thu hút đầu tư, toàn tỉnh có 5 dự án, tăng 3 dự án so với năm 2019, với tổng vốn đầu tư là 48,8 triệu USD tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Các doanh nghiệp đầu tư đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tới từ Hong Kong, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.

Đại lộ Võ Nguyên Giáp kết nối Quốc lộ 10 đi Hải Phòng - Quảng Ninh.

Đại lộ Võ Nguyên Giáp kết nối Quốc lộ 10 đi Hải Phòng – Quảng Ninh.

Hệ thống giao thông đồng bộ đã tạo tiềm năng để Thái Bình phát triển kinh tế đầu tư, nhất là bất động sản. Trong đó thị trường tiềm năng nhất là thành phố Thái Bình – trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của toàn tỉnh. Nhiều nhà đầu tư lớn đã có mặt tại đây như Vingroup với chuỗi Vincom Shophouse mặt tiền đường Lý Bôn, Hano-Vid xây chuỗi khách sạn Sojo; FLC với FLC Resort Thái Bình…

Nổi bật là dự án khu đô thị thông minh TNR Grand Palace Thái Bình. Dự án sở hữu hai mặt tiền là đường Võ Nguyễn Giáp kéo dài và Quốc lộ 39B… Đây là khu vực trung tâm hành chính mới của tỉnh Thái Bình theo định hướng phát triển kết nối của toàn tỉnh với hạ tầng đồng bộ, chuẩn bị cho việc di chuyển khu hành chính cũ ra khu vực phường Đông Mỹ.

Phối cảnh dự án TNR Grand Palace Thái Bình.

Phối cảnh dự án TNR Grand Palace Thái Bình.

Hiện tại khu vực này được triển khai đồng bộ hàng loạt tiệc ích do Nhà nước và tư nhân xây dựng như Quảng trường Thái Bình rộng 91 ha; nhà thi đấu Đa năng Thái Bình; Đài Phát thanh Truyền hình Thái Bình; FLC Resort Thái Bình rộng 500ha… Những tiện ích này chỉ cách TNR Grand Palace Thái Bình trong vòng bán kính 500m đến 800m, tạo thành một hệ sinh thái tiện ích và đẳng cấp.

Dự án có 222 lô đa dạng các loại hình sản phẩm bao gồm Garden Villa, Shop Villa, shophouse, nhà phố liền kề được TNR Holdings Vietnam (thành viên Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) phát triển theo mô hình khu đô thị Smart Connect.

“Với hàng loạt dự án tầm cỡ đang được triển khai, tương lai không xa, thị trường bất động sản thành phố Thái Bình được dự đoán sẽ phát triển không thua kém các thành phố lớn, kèm theo đó diện mạo đô thị của thành phố Thái Bình cũng sẽ được khoác lên mình ‘bộ cánh’ mới hiện đại và đẳng cấp hơn”, đại diện TNR Holdings Vietnam nhấn mạnh.

Tâm Anh

Nguồn bài viết

Bài trướcLive Caption hỗ trợ cuộc gọi cho điện thoại Pixel | Công nghệ
Bài tiếp theoNhững sĩ tử không áp lực trước kỳ thi