HomeThương trườngHạ tầng 'chắp cánh' cho La Gi lên thành phố của Bình...

Hạ tầng ‘chắp cánh’ cho La Gi lên thành phố của Bình Thuận

Hàng loạt dự án xây dựng đường ven biển, cao tốc, sân bay… đều kết nối đến La Gi, nhằm đưa thị xã này lên thành phố trong tương lai.

Hạ tầng ‘khủng’ kéo về La Gi

Theo kế hoạch, dự kiến đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ khởi công quý III/2020, nhưng ít người biết, song song với tuyến đường này có một tuyến đường khác đang chuẩn bị khởi công để kéo tuyến cao tốc gần hơn với thành phố La Gi trong tương lai. Đó là tuyến Hàm Kiệm – Tiến Thành kết nối đường ĐT.719B (đường ven biển thứ 2 ở Bình Thuận).

Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sau khi xuống Quốc lộ 1 sẽ nối đường Hàm Kiệm – Tiến Thành, dẫn xuống biển. Con đường dài khoảng 10,2km, rộng 37m, nối đường ĐT.719B tại Tiến Thành (Phan Thiết). Từ đây, đường ĐT.719B dài hơn 25km chạy vòng xuống ven biển kết nối thành phố La Gi trong tương lai, đồng thời nối sân bay Phan Thiết đang đẩy nhanh tiến độ khởi công.

La Gi đang dần trở thành thành phố hiện đại trong tương lai.

La Gi đang dần trở thành thành phố hiện đại trong tương lai.

Đường Hàm Kiệm – Tiến Thành dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng hơn 460 tỷ đồng; đường ĐT.719B gần 1.000 tỷ đồng. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đang mở rộng đường ĐT.719 lên 32m, dẫn từ thành phố Phan Thiết đến thị xã La Gi có vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, quốc lộ 55 cũng đang đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối nhiều khu vực quan trọng ở miền Đông Nam Bộ như TP HCM, sân bay Long Thành, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận. Trong đó, khi đến tỉnh Bình Thuận con đường sẽ chạy thẳng đến thị xã La Gi. Ngoài ra, thị xã này còn kết nối với 3 tuyến đường quan trọng khác: Hàm Minh – Thuận Quý, Tà Cú – Tân Thuận, Hàm Tân – La Gi.

La Gi – thành phố tương lai của khu vực Đông Nam bộ

Theo quy hoạch, dự kiến năm 2021 thị xã La Gi sẽ lên thành phố. Đến năm 2025, nơi đây sẽ hình thành hàng loạt khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ, thể thao hiện đại…

Cụ thể, La Gi sẽ hình thành khu đô thị phức hợp hành chính tại phường Tân An với quy mô 289,29ha; khu đô thị hỗn hợp dịch vụ rộng 129,42ha; phát triển, cải tạo khu dân cư cảng cá La Gi 342,59ha; phát triển khu đô thị, dịch vụ, du lịch 72,4ha… Thị xã này cũng thu hút đầu tư trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn ở khu vực cửa ngõ; xây trung tâm văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng; hình thành khu trung tâm thể thao mới; chỉnh trang, xây dựng công viên 2 bờ sông Dinh…

Với các quy hoạch trên, Bình Thuận đang kỳ vọng cho một kế hoạch hiện đại hóa, biến La Gi thành thành phố trong tương lai. Giới chuyên gia đánh giá, các dự án hạ tầng trên sẽ tạo sức hút du lịch, chuỗi đô thị ven biển cho La Gi. Đặc biệt, các dự án này đều nối quốc lộ 55 đi Bà Rịa – Vũng Tàu đến sân bay Long Thành ở phía Nam. Còn phía Bắc sẽ kết nối sân bay Phan Thiết, giúp thành phố La Gi trong tương lai phát triển mạnh hơn.

Thị trường bất động sản La Gi ăn theo hạ tầng

Cùng với tốc độ đô thị hóa, thị trường bất động sản La Gi cũng thu hút mạnh giới đầu tư. Tiêu biểu, dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex tại La Gi cũng đang giao dịch với giá 2-3 tỷ đồng một căn.

Khu đât xây dựng dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex.

Khu đât xây dựng dự án nhà phố biển thương mại Queen Pearl Marina Complex.

Tại đường Thống Nhất, khu vực dân cư hiện hữu dọc trục đường Lê Lợi gần cảng cá La Gi, nhiều dự án cũng mọc lên với giá bán tăng hơn so với thời điểm năm 2018. Những vị trí thuận tiện kinh doanh, giá nhà đất có thể lên đến 30-35 triệu đồng mỗi m2

(Nguồn: Queen Pearl Marina Complex)

Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img