‘Gót chân Achilles’ của AI

AI phụ thuộc vào một thứ ít được đề cập: nguồn điện.

“AI có tiềm năng thay đổi cả thế giới. Nhưng có một ‘gót chân Achilles’ mà nếu không được giải quyết, nó sẽ ngăn cản AI đạt được sức mạnh thực sự. Gót chân đó là mức tiêu thụ điện năng. Việc huấn luyện các mạng lưới thần kinh tốn rất nhiều năng lượng”, Gary Dickerson, CEO của Applied Materials, phát biểu tại hội thảo Semicon West, diễn ra ngày 21 đến 23/7 tại San Francisco.

Theo Applied Materials, nhà cung cấp trang thiết bị sản xuất chip lớn nhất thế giới, các trung tâm dữ liệu sẽ ngốn 15% tổng lượng điện tiêu thụ của toàn thế giới vào năm 2025.

AI sẽ khó phát huy hết tiềm năng nếu tiêu tốn nhiều năng lượng. Ảnh: Analyticsindiamag.

AI sẽ khó phát huy hết tiềm năng nếu tiêu tốn nhiều năng lượng. Ảnh: Analyticsindiamag.

Đầu năm nay, Business Insider ước tính, số lượng thiết bị kết nối Internet (IoT) sẽ đạt 64 tỷ vào năm 2025, tăng gấp sáu lần so với 2018. Những thiết bị này sẽ sinh ra khối lượng dữ liệu khổng lồ, đòi hỏi nguồn năng lượng lớn cung cấp cho các cỗ máy AI để phân tích, xử lý và khai thác dữ liệu đó.

Thế giới đang chuyển từ kỷ nguyên số sang kỷ nguyên AI, trong đó trí tuệ nhân tạo thúc đẩy các nghiên cứu trong lĩnh vực thay đổi khí hậu, phòng chống bệnh tật… nhưng lại cần năng lượng lớn. Các nhà sản xuất bán dẫn đã nỗ lực cho ra đời các giải pháp tiết kiệm điện, nhưng chưa đủ. Một vi xử lý Intel Xeon có thể tiêu thụ 200 watt, bằng với một chiếc TV CRT kiểu cũ.

Theo Dickerson, toàn ngành công nghiệp phải cùng tìm ra những thiết kế mới để giảm điện năng trong việc kết nối chip và xử lý AI, sử dụng năng lượng tái tạo, cắt giảm lượng khí thải carbon… Những thay đổi đơn giản cũng có thể tạo nên tác động lớn. Chẳng hạn, một kỹ sư bay từ Mỹ tới châu Á rồi quay về sản sinh ra lượng carbon dioxide lớn, nhưng Covid-19 đang thay đổi thói quen, phát huy hiệu quả của làm việc và nghiên cứu từ xa, giảm số chuyến công tác.

Minh Minh (theo Bloomberg)

Nguồn bài viết

Bài trước‘Nhiều nước số‌c khi 15 doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam’
Bài tiếp theoCơ hội nào cho máy bay ‘Made in China’ vượt Boeing, Airbus