Lô lợn 500 con lợn sống từ Thái Lan vừa được công ty Thành Đô nhập khẩu về đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị.
Lô lợn sống nhập khẩu gồm 500 con với trọng lượng trung bình mỗi con từ 90 – 130 kg. (Ảnh minh họa).
Đàn lợn này được vận chuyển đến khu cách ly kiểm dịch tại xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và được Chi cục Thú y vùng 3 thực hiện kiểm dịch nhập khẩu theo đúng quy định của Pháp Luật.
Đây là lô lợn sống đầu tiên được nhập khẩu để gíêt mổ làm thực phẩm nhằm hiện thực hóa việc bình ổn giá thịt lợn trong nước trong số những giải pháp đồng bộ mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai.
lô lợn sống nhập khẩu gồm 500 con với trọng lượng trung bình mỗi con từ 90 – 130 kg. Theo công ty chăn nuôi Thành Đô, giá lợn sống mua từ Thái Lan là 63.000 đồng/kg khi về đến Việt Nam cộng chi phí vận chuyển và công chăm sóc giá lợn dự kiến bán ra các lò mổ giao động quanh mức 70.000 đồng/kg.
Đây là lô lợn sống đầu tiên được đưa về Việt Nam trong hợp đồng mua 4.000 con từ Thái Lan của doanh nghiệp này và khi lứa lợn này được đưa ra tiêu thụ trên thị trường ở cả 3 miền dự kiến giá lợn hơi trong nước có thể giảm nhiệt ở mức là dưới 80.000 đồng/kg.
Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 1 công ty đã khai báo kiểm dịch nhập khẩu lô hàng 500 con lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để gíêt mổ làm thực phẩm. Tính đến nay đã có khoảng 15 doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam. Trong đó, có 8 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu với số lượng dự kiến gần 2 triệu con lợn.
Ông Nguyễn Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, theo thỏa thuận giữa Cục Thú y Việt Nam và Cục Thú y Thái Lan, các yêu cầu đối với lợn sống xuất khẩu của các công ty từ Thái Lan sang Việt Nam phải bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm; được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến các cửa khẩu của Việt Nam; phương tiện vận chuyển lợn phải được vệ sinh và tiêu độc khử trùng.
Theo quy định, lợn thịt nhập khẩu từ Thái Lan sẽ được nuôi ở khu cách ly kiểm dịch trong 5 ngày. Sau đó sẽ được lấy mẫu xét nghiệm nếu kết quả âm tính với dịch tả lợn Châu Phi và các bệnh trên lợn thì cơ quan thú y sẽ cấp chứng nhận đảm bảo điều kiện đưa đi gíêt mổ.
“Các doanh nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu như có các xe vận chuyển lợn chuyên dụng, bảo đảm đầy đủ yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Đồng thời phải có cơ sở nuôi cách ly ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật Thú y và phải được các cơ quan thú y thuộc Cục Thú y tổ chức thẩm định, kiểm tra xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định trước khi đưa đàn lợn sống từ Thái Lan về nuôi. Trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch sẽ tổ chức giám sát chặt chẽ lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo yêu cầu thì mới được phép gíêt mổ” – ông Đông nhấn mạnh.
Đến nay, tốc độ tăng đàn của 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã đạt hơn 68%, còn tốc độ tái đàn bình quân của cả nước là gần 6%. Đã có 8 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn lợn trên 100% so với thời điểm trước khi có dịch tả lợn Châu Phi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo đến Quý IV năm 2020, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt lợn cho tiêu dùng.
Đến nay, tốc độ tăng đàn của 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã đạt hơn 68%, còn tốc độ tái đàn bình quân của cả nước là gần 6%.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, giải pháp bền vững thời gian tới là phải tập trung tái đàn đối với những địa phương có tỷ lệ tái đàn thấp.
Theo ông Dương, các địa phương cần hỗ trợ những khu vực chăn nuôi nông hộ, trang trại vừa và nhỏ tái đàn họ đang gặp khó khăn so với những doanh nghiệp lớn ở những khâu như: con giống và nguồn tín dụng ngân hàng và điều kiện chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học rất cần ủng hộ hay chỉ đạo tạo điều kiện tập trung giải quyết những vướng mắc này.
Theo đó về con giống phải tập trung nhân giống thậm chí nhập giống và việc này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang thực hiện. Trong vấn đề con giống thì thông qua các mô hình khuyến nông chúng ta phải chuyển giống từ các công ty nhập khẩu con giống bố mẹ hoặc các doanh nghiệp chăn nuôi lớn qua hệ thống khuyến nông để giúp người chăn nuôi mua được con giống an toàn dịch bệnh”.
Đáp ứng nguồn cung thịt lợn trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không chỉ cho phép nhập lợn sống về để gíêt mổ mà còn cho nhập lợn bố mẹ về để nhân giống chăn nuôi tiếp. Số lợn này được cách ly 14 ngày, sau đó có thể đưa đi phân phối con giống cho các trang trại hoặc hộ chăn nuôi có nhu cầu góp phần giảm áp lực về lợn giống thời gian qua.
Đây là một trong những giải pháp căn cơ để hỗ trợ nông dân đẩy nhanh tái đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, trong số những giải pháp đồng bộ mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai như: nhập khẩu thịt lợn; nhập khẩu lợn giống bố mẹ… việc nhập khẩu lợn sống để gíêt mổ làm thực phẩm sẽ góp phần hiện thực hóa việc bình ổn giá thịt lợn trong nước.
“Về hệ thống phân phối doanh nghiệp phải nhập về sau đó đưa đi gíêt mổ và đưa ra thị trường, cũng có những doanh nghiệp sau khi nuôi cách ly lại bán cho cơ sở gíêt mổ nên kênh phân phối cũng sẽ đa dạng.
Còn việc hạn chế đảm bảo nền sản xuất trong nước ở những thời điểm thích hợp như chúng tôi đã thông tin là khi tình hình dịch bệnh Coѵīd-19 đã được kiểm soát thì sẽ kiểm soát lại toàn bộ các thủ tục nhập khẩu lợn sống theo đúng quy định của Luật thú y hiện hành, lúc đó sẽ hạn chế và giảm áp lực nhập khẩu lợn sống vào Việt Nam” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ .
Ngay sau khi lô lợn sống về Việt Nam để gíêt mổ làm thực phẩm nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã đồng loạt giảm giá bán thịt lợn hơi từ 1.000 – 2.000 đồng/kg lợn hơi trên thị trường, xuống mức 82.000 – 89.000 đồng/kg và so với thời điểm tăng đột biến đã giảm khoảng 10.000 đồng/kg.
Động thái nhập khẩu lợn sống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có tác động tức thời và theo nhiều chuyên gia đây sẽ là tín hiệu tích cực không chỉ đáp ứng nguồn cung trong nước mà còn giảm nhiệt giá thịt lợn thời gian tới trên thị trường