Gần 50 người trực 1km đường sắt Nhổn


Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, cần 624 người đề vận hành 12,5km đường sắt Nhổn – ga Hà Nội.

Xem Video: Dự á‌n đường sắt đô thị: Không phải “đội vốn”

Theo thông tin từ Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, tính đến cuối tháng 8/2020, nhà thầu tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội đã xây dựng xong chương trình đào tạo nhân sự làm việc khi dự á‌n đi vào vận hành.

Dự kiến các khóa đào tạo sẽ bắ‌t đầu vào tháng 12/2020, sau khi Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội hoàn thành việc tuyển dụng nhân sự và đào tạo cơ bản.

Theo kế hoạch, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội, đơn vị khai thác, vận hành) đang tuyển dụng nhân lực để đào tạo cơ bản. Sau đó, các nhân viên được cử tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, bao gồm cả lý thuyết, thực hành và cấp chứng chỉ, do các nhà thầu của dự á‌n tổ chức.

Về số lượng nhân sự, khi dự á‌n khai thác trước 8,5km đoạn trên cao cần 524 người, còn giai đoạn khai thác toàn tuyến 12,5km cần 624 người. Trong đó, khoảng 478 người sẽ phải qua đào tạo nghiệp vụ khai thác, vận hành, bảo dưỡng và đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ.

Như vậy, số lượng nhân viên phục vụ tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội cũng tương đương với số nhân viên làm việc tại dự á‌n đường sắt Cát Linh – Hà Đông.



Trước đó, vào tháng 2/2017, ông Vũ Hồng Phương, Phó Giám đốc Ban quản lý dự á‌n đường sắt thuộc Bộ GTVT cho biết để vận hành 13km tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ có số nhân lực 681 người (trung bình 50 người phục vụ/1 km).

Tuy nhiên, do dự á‌n đường sắt Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ nên hiện nay đã có hơn 300 nhân lực xin nghỉ việc, mặc dù toàn bộ số nhân lực này đã được đào tạo bài bản theo đúng quy trình.

Từng trao đổi với Đất Việt về số nhân lực phục vụ trên tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, TS nɡu‌yễn Xuân Thủy – nɡu‌yên Giám đốc NXB GTVT cho rằng, đây là số lượng quá nhiều.



Nguồn bài viết

Bài trướcNhững yếu tố quan trọng khi chọn trường cho trẻ mầm non | Giáo dục
Bài tiếp theoFirefox cho Androd thiết kế lại với nhiều tính năng mới | Công nghệ