HomeStartupDùng "thuật" ẩn Thân để Tìm Thị Trường Ngách, Tấn Công Chớp...

Dùng “thuật” ẩn Thân để Tìm Thị Trường Ngách, Tấn Công Chớp Nhoáng Bất Ngờ Chinh Phục Thị Trường

BẢN TIN KHỞI NGHIỆP TRẺ

Đăng ký thành công

Có lỗi xảy ra

Là một trong số những “kẻ mạnh” của rừng xanh, cá sấu gây nguy hiểm cho rất nhiều loài. Tuy nhiên, nhìn từ những ưu điểm của kẻ mạnh này, có thể thấy đó là những bài học đắt giá từ những doanh nghiệp non trẻ.

Bài học khởi nghiệp từ cuộc đi săn của cá sấu: Dùng

Là một loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, cá sấu có thể gây nguy hiểm với nhiều loài khác. Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, được mệnh danh là những sát thủ bẩm sinh với vô số “vũ khí” đáng sợ.

1. “Chớp” thời cơ

Được đánh giá là loài rất nhanh nhẹn ngay cả trong khoảng cách ngắn, thậm chí ngoài môi trường nước, cá sấu lại khá kiên nhẫn trong chờ đợi. Thậm chí, chúng nằm bất động, chờ nhiều giờ để tóm được con mồi ngon.

Khởi nghiệp cũng vậy. Nếu bạn vội vàng “nhảy cóc”, chỉ chăm chăm đến doanh thu thì chắc chắn bạn sẽ sớm “đổ bể”. Muốn start-up thành công, bạn phải chuẩn bị kĩ lưỡng cho 5 giai đoạn trước mắt này: giai đoạn ý tưởng, giai đoạn khởi động, giai đoạn phát triển, giai đoạn ổn định, giai đoạn mở rộng.

Thời gian vô cùng quan trọng, chỉ cần lơ là một chút, bạn sẽ phải quay lại vạch xuất phát. Giống như cá sấu, kiên nhẫn chờ con mồi, hưởng trọn phần thưởng xứng đáng với công sức của mình. Càng chưa có kinh nghiệm, bạn càng phải cẩn trọng từng bước đi để tránh những rủi ro. Hãy nhớ: Dục tốc bất đạt.

Bài học khởi nghiệp từ cuộc đi săn của cá sấu: Dùng

2. “Thuật” ẩn mình

Để săn con mồi, cá sấu thường ngụy trang bằng cách ẩn mình dưới mặt hồ nước xanh, vừa để che mắt con mồi vừa để tránh lộ diện với kẻ thù. Chúng thường giấu mình trong nước và chỉ để lộ mắt và mũi trên mặt nước.

Đối chiếu với việc khởi nghiệp, bạn sẽ thấy được sự cạnh tranh tàn khốc với các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, với một doanh nghiệp non trẻ, chưa có tên tuổi, đôi khi sự có mặt của các ông lớn sẽ khiến bạn vô cùng hoang mang. Vì vậy, để sinh tồn khi bạn chưa có đủ “sức mạnh”, hãy học cách ẩn mình khôn ngoan của cá sấu, len lỏi tìm kiếm thị trường ngách.

3. Tấn công chớp nhoáng

Sau khi xác định được con mồi, nắm được thời cơ, cá sấu sẽ trồi lên và tấn công con mồi. Chỉ bằng một cú đớp uy lực, cá sấu chắc chắn đã hạ gục được con mồi to lớn sau ngần ấy thời gian chờ đợi.

Tương tự như vậy, bạn càng chần chừ trong kinh doanh, bạn càng mất nhiều cơ hội. Thời cơ chỉ có một, nếu không nắm lấy, kẻ khác sẽ tận dụng và bạn đương nhiên bị “knock out” khỏi thị trường. Làm kinh doanh, bạn phải thật sự nhạy bén để xác định được mục tiêu tấn công và học cách chinh phục nó.

Bài học khởi nghiệp từ cuộc đi săn của cá sấu: Dùng

4. Tránh xung đột

Hà mã và cá sấu đều là những loài động vật sinh sống chủ yếu ở dưới nước và trên bờ chúng có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao. Do đó, khi chúng sống gần nhau thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ đầy căng thẳng. Vì thế, cá sấu rất cẩn trọng với hà mã, tránh tranh chấp tối đa trên lãnh địa để bảo toàn tính mạng.

Trên thị trường, khó tránh khỏi những cuộc đụng độ giữa các doanh nghiệp bởi doanh nghiệp nào cũng muốn thu về nhiều lợi nhuận và săn đón càng nhiều khách hàng càng tốt. Những đối thủ yếu hơn sẽ khó trụ vững và đóthường là các start-up non trẻ nhưng lại khá hiếu thắng. Do đó, để đảm bảo cho doanh nghiệp mình, hãy hiểu tính chất doanh nghiệp và học cách liên kết, hợp tác, tránh cho doanh nghiệp rơi vào những tình thế đối đầu.

5. Mạo hiểm lên bờ

Trên bờ không phải sở trường của cá sấu. Khi ở trên cạn, chúng thường di chuyển rất chậm hoặc nằm yên bất động. Tuy nhiên, thi thoảng, khi dưới nước khan hiếm thức ăn, cá sấu cũng lên bờ kiếm con mồi. Khi ấy, tấn công con mồi trên cạn lại trở thành kĩ năng cần thiết của cá sấu.

Đối với một start-up nhỏ cũng vậy, khi bạn cảm thấy doanh nghiệp của mình vững vàng thì đừng ngần ngại nghĩ về việc mở rộng thương hiệu và tiếp cận những khu vực kinh doanh mới. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng doanh nghiệp dù có mở rộng, đừng quên cái “chất” của thương hiệu và luôn giữ hòa khí với các đối tác và doanh nghiệp khác.

Bài học khởi nghiệp từ cuộc đi săn của cá sấu: Dùng

6. Sống “bầy đàn”

Cá sấu có thể dễ dàng thích nghi với mọi loại thời tiết. Chúng thường tập trung thành từng bầy đàn. Có nhiều mối quan hệ sẽ giúp bạn rất nhiều trong kinh doanh, đặc biệt mang đến rất nhiều cơ hội tốt. Nếu biết giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp, bạn sẽ nhận được nhiều thiện cảm trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Hãy nhớ: Buôn có hội, bán có phường.

7. Tham vọng

Cá sấu là những kẻ đi săn kiểu mai phục, chúng chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó tấn công chớp nhoáng. Khi ăn xong con mồi, chúng tìm nơi ẩn mình, nghỉ ngơi để tiêu hóa.

Tham vọng chứ không tham lam. Đừng để một món hời lớn làm mờ mắt bạn, khiến bạn “ảo tưởng” về năng lực của mình, sau đó chỉ đi theo lối mòn mà không làm mới lối kinh doanh. Bạn cần nhận định rõ tương quan giữa năng lực của mình và thị trường. Hãy nhớ: Ăn ít thì no dai.

8. Hiểu mình

Môi trường nước là môi trường phát huy thế mạnh của loài cá sấu. Bởi vậy, hiểu được bản thân, bạn sẽ phát huy một cách tối đa được năng lực của mình. Song song với đó, bạn phải luôn phân tích, đánh giá đúng thị trường và không quên nhận định khách quan về khả năng của chính bạn bằng những câu hỏi như: Mình là ai? Mình có gì? Mình cần gì? Mình lên kế hoạch ra sao?

Nguồn cafef.vn



Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img