HomeTài chính - Ngân hàngĐi tìm giá trị dài hạn của Techcombank

Đi tìm giá trị dài hạn của Techcombank

Đi tìm giá trị dài hạn của Techcombank

Dũng Nguyễn

Mạnh tay đầu tư vào công nghệ, hi sinh phí giao dịch, tiên phong cung cấp sản phẩm bảo hiểm và đầu tư đến tay người dùng cá nhân, tài trợ theo hệ sinh thái,… là những “đối sách” cụ thể của Techcombank trong hành trình thiết lập nền tảng tăng trưởng dài hạn được bắt đầu từ năm 2016 đến nay.

https://www.thesaigontimes.vn/

https://www.thesaigontimes.vn/

Tranh luận về mức độ đóng góp của các khách hàng doanh nghiệp lớn tại Techcombank đã diễn ra trong vài năm gần đây, trong bối cảnh thị trường bất động sản chậm lại, trong khi dư nợ cho vay của Techcombank vẫn tiếp tục tăng lên.

Trên thực tế, dư nợ cho vay của Tecchombank còn đến từ nhóm khách hàng cá nhân. Mô hình này được gọi là cho vay theo hệ sinh thái, chia sẻ rủi ro nhờ cho vay nhiều nhóm đối tượng khách hàng, chứ không phải là cho vay tập trung như trước đây.

Có thể hình dung đơn giản cho vay theo hệ sinh thái sẽ diễn ra như sau… Nếu như gói cho vay một dự án bất động sản 1.000 tỉ đồng trước đây sẽ giải ngân hết cho chủ đầu tư, thì nay chia ra nhiều đối tượng, 300 tỉ đồng cho vay các nhà cung ứng, 200 tỉ đồng cho chủ đầu tư, và cuối cùng là 500 tỉ đồng cho các cá nhân mua nhà.

Hệ quả của việc “chia sẻ” gói tín dụng cho nhiều đối tượng là phân tán đáng kể rủi ro, trong khi đó lợi nhuận cũng được cải thiện tốt hơn nhờ chuyển hướng từ hoạt động bán buôn sang bán lẻ. “Tài trợ theo hệ sinh thái tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có rủi ro cao hơn cho vay bán buôn thông thường”, báo cáo VNDirect nhận định.

Đây mới chỉ là trong ngành bất động sản, hệ sinh thái còn hình thành ở nhiều lĩnh vực khác. Chẳng hạn, với một trong những đối tác quen thuộc là Tập đoàn Masan, Techcombank tài trợ cho chuỗi cung ứng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh vốn có đặc trưng dòng tiền xoay vòng rất nhanh.

Trên thực tế, chiến lược này được Techcombank “áp” vào 6 lĩnh vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng hơn gấp đôi mức tăng trưởng GDP (gần 16%). Sáu lĩnh vực này chiếm khoảng 48% GDP Việt Nam và có độ bao phủ lớn, đáp ứng các nhu cầu của người dùng từ dài hạn như mua nhà để ở, ô tô để đi, cho đến những nhu cầu hàng ngày như mua sắm, thanh toán dịch vụ hay du lịch. Vì vậy, có thể xem Vingroup và Masan chỉ là một phần trong hệ sinh thái đó.

Thiết lập một hệ sinh thái các doanh nghiệp và người dùng, còn ngân hàng đi theo để hỗ trợ, được xem là một trong những giá trị dài hạn mà Techcombank đặt ra trong giai đoạn phát triển mới.

Mô hình này không chỉ giúp Techcombank đa dạng hóa danh mục cho vay với mức độ rủi ro khác nhau, mà ngân hàng còn có lợi thế quan trọng là nắm dòng tiền “chạy” như thế nào trong hệ thống. Thêm nữa, cách tiếp cận theo hệ sinh thái đã tạo ra cơ hội bán chéo sản phẩm cho khách hàng, giúp Techcombank có khoản thu nhập ngoài lãi cao, theo công ty chứng khoán VNDirect nhận định.

https://www.thesaigontimes.vn/

Nếu như tài trợ theo hệ sinh thái giúp Techcombank phục vụ khách hàng xuyên suốt chuỗi giá trị, bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa cho tới người tiêu dùng cuối cùng, thì một mục tiêu quan trọng khác giúp tạo nền tảng của Techcombank trong tương lai, đó là phục vụ nhu cầu tài chính của khách hàng.

Khái niệm “ngân hàng giao dịch” được đưa ra với định nghĩa rất rõ ràng: đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân, không chỉ đơn thuần gửi tiết kiệm hay vay vốn, mà còn là nhu cầu bảo hiểm và đầu tư, được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng theo thu nhập.

Đây là nền tảng dài hạn mà Techcombank đang nỗ lực thiết lập bằng nhiều phương án khác nhau, từ giảm bán buôn sang bán lẻ, mang đến nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn hơn. Kết quả ngày càng tích cực hơn khi nhìn vào cấu trúc trong thu nhập. Theo đó, tỷ lệ đóng góp vào tổng thu nhập hoạt động của nhóm khách hàng cá nhân trong năm 2016 là 37,6%, còn trong 9 tháng đầu năm 2019 là 40,2%.

Xét về khía cạnh cung cấp các sản phẩm tài chính cho cá nhân, Techcombank là một trong những ngân hàng dẫn đầu về sản phẩm mới trên thị trường. Nếu như sự kết hợp với Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife giúp nhà băng nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường bancassurance, thì ở hoạt động ngân hàng đầu tư, Techcombank cũng dẫn dắt thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tính đến quí 3-2019, Techcombank dẫn đầu thị trường trái phiếu trong nước với 98% thị phần trái phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX và hơn 80% giao dịch trên các sàn giao dịch này.

Không chỉ đầu tư trái phiếu, hoạt động đầu tư dưới hình thức cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, hay các loại cổ phiếu quỹ cũng được quảng bá rộng rãi trên ứng dụng mobile banking của ngân hàng. Ai cũng có thể tiếp cận và đầu tư ngay vì không cần số tiền lớn. Hiện ngân hàng cũng có quỹ trái phiếu lớn nhất Việt Nam với giá trị tài sản ròng đạt 16.400 tỉ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, đã có khoảng 39.500 tỉ đồng trái phiếu phân phối qua Techcombank.

Rõ ràng, chiến lược kinh doanh khác biệt này đang dần trở thành động lực tăng trưởng chính của Techcombank. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Techcombank hiện là ngân hàng có quy mô lợi nhuận xếp thứ 3 thị trường, đồng thời cũng là nhà băng kinh doanh hiệu quả nhất xét theo tiêu chí ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản có rủi ro).

Thế nhưng cũng phải nói thêm, chiến lược này sẽ không thực hiện được nếu như Techcombank không “mạnh tay” đầu tư vào công nghệ và khả năng quản trị vận hành. Đây là 2 hoạt động mà từ bên ngoài không thể nhìn thấy được, nhưng nếu không có chúng thì khó có thể tạo ra nền tảng giúp các giao dịch diễn ra trơn tru. Đáng lưu ý, số lượng giao dịch điện tử hàng tháng của Techcombank đã tăng gấp 20 lần kể từ khi triển khai chương trình Zero fee (giao dịch không phí).

Trong báo cáo về ngành ngân hàng Việt Nam mới đây, JP Morgan nhận định rằng Techcombank là một trong những ngân hàng hiếm hoi trong khu vực, có thể “tạo ra được tiền” ở cả 2 phía của bảng cân đối kế toán, không chỉ có nguồn thu nhập tốt từ hoạt động phí mà còn quản lý tốt các chi phí. “Điều này cho phép mang lại lợi nhuận hữu hình trong dài hạn của ngân hàng”, JP Morgan kết luận.

Mời xem thêm:

Nâng hạng tiếp cận tín dụng: Lực đẩy từ ngân hàng



Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img