3 năm liên tiếp “trụ” hạng
Mặc dù cả 3 lần, 2 đại học của Việt Nam liên tục duy trì ở nhóm thứ hạng 801 – 1.000 trên bảng xếp hạng, nhưng điểm xếp hạng của cả 2 đại học ngày càng gia tăng, dẫn tới thứ hạng tuyệt đối trong bảng xếp hạng cũng dần được nâng cao.
Chẳng hạn, ở 2 đợt xếp hạng trước, Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong nhóm 78,5% (2019) và 74,9% (2020) các trường đại học hàng đầu, ở đợt xếp hạng lần này Đại học Quốc gia Hà Nội vươn lên nằm trong nhóm 67,5% các trường đại học hàng đầu thế giới.
Trong các tiêu chí xếp hạng, năm nay, tiêu chí về uy tín học thuật của Đại học Quốc gia Hà Nội gia tăng điểm đáng kể, trở thành tiêu chí có điểm số cao nhất của Đại học này (nằm trong top 500+).
ASEAN có 45 đại học được xếp hạng
Malaysia có 20 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, trong đó Đại học Malaya có thứ hạng tốt nhất là 59 thế giới. Malaysia cũng được QS đánh giá là quốc gia có sự thăng tiến mạnh nhất trong đợt xếp hạng này với 8 (trong tổng số 20) cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 500 thế giới.
Sau Malaysia là Thái Lan với 8 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, trong đó Đại học Chulalongkorn có thứ hạng tốt nhất là 208; Philippines có 4 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, trong đó Đại học Philippines có thứ hạng tốt nhất là 396; Indonesia có 8 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, trong đó Đại học Indonesia có thứ hạng tốt nhất là 254.
Như vậy, tính cả Việt Nam, khu vực ASEAN có 45 đại học có tên trong bảng xếp hạng 1.000 đại học thế giới của QS.