Đại học Bangkok đào tạo khởi nghiệp

Sinh viên khoa Khởi nghiệp và Quản lý doanh nghiệp, Đại học Bangkok được khuyến khích kinh doanh lúc đang học, nhận tài trợ vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh.

Trong thị trường cà phê Thái Lan với trị giá khoảng 30 tỷ baht, theo Mushroom Television, có một vị triệu phú 22 tuổi, tham gia cung cấp cà phê cao cấp – loại cà phê chiếm 20% thị phần. Đó là Kiattisak Khamwongsa (còn gọi là Frame) với thương hiệu Blue Gold Coffee. Công ty của Frame là một trong ba công ty sản xuất cà phê chồn tại Thái Lan. Điều khiến chàng trai trẻ nhanh chóng thành công chính là đam mê kinh doanh và khả năng sáng tạo, từ đó đưa đến những sản phẩm nổi bật.

Frame quê ở tỉnh Nakhon Panom, một tỉnh nhỏ, gần biên giới Thái – Lào, nơi có nhiều rừng và động vật qua lại. Tận dụng lợi thế địa lý, Frame nuôi chồn và cho chồn tự ăn những hạt cà phê mà nó cảm thấy thích nhất – những hạt cà phê có độ chín vừa đủ và mang vị ngọt lịm. Trong khi người làm cà phê chồn thường nuôi chồn trong lồng và đưa hạt cà phê cho chồn ăn, chồn đói sẽ phải ăn bất kỳ hạt nào, vị cà phê sẽ không ngọt đều. Nhờ thế, cà phê chồn của Frame có chất lượng hơn hẳn. Sản phẩm của anh được người uống nhận xét có độ đắng ít hơn cà phê thường, có mùi vị của chồn lắng lại ở cổ, cảm giác dễ uống, hương vị dễ chịu và thơm đặc trưng, là loại cà phê dành cho những ai thích sự tinh tế.

Trong khi một kg cà phê thường giá 400 – 500 baht (300.000 – 375.000 đồng) thì cà phê chồn của Frame bán được 10.000 baht (7,5 triệu đồng). Mỗi năm, anh sản xuất khoảng 800 kg. Người mua đa số là công ty lớn, như công ty sản xuất xe hơi hạng sang, mua để tặng khách hàng. Anh cũng có một số sản phẩm bán cho khách lẻ.

Đam mê kinh doanh từ nhỏ vì thần tượng người bố vốn là doanh nhân, năm 18 tuổi, Frame đã bắt đầu muốn kinh doanh một thứ gì đó. Tuy nhiên, theo Frame, có được sự thành công như hiện nay bởi anh đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các thầy cô tại khoa Khởi nghiệp và Quản lý doanh nghiệp, đại học Bangkok (BUSEM – Bangkok University School of Entrepreneurship and Management), nơi Frame đang là sinh viên năm thứ ba. 

“Để thành công, điều quan trọng là phải có sự kết nối. Cà phê của em là cà phê thuộc dòng cao cấp, nên em chọn học ở nơi có mạng lưới rộng rãi, kết nối với nhiều doanh nghiệp”, Frame chia sẻ.

Học ở BUSEM, Frame được các thầy cô kết nối với doanh nghiệp, được đưa đến gặp chủ chương trình Iron Chef Thailand, xem cách sản xuất, cách thiết kế và làm bao bì, cách nghiên cứu làm sao vị của của phê ngon nhất có thể. Các thầy cô cũng giúp đưa Frame ra mảng truyền thông. Mục tiêu trong tương lai của Frame là xuất khẩu cà phê chồn ra nước ngoài, muốn cả thế giới biết cà phê chồn sản xuất tại Thái Lan.

Sinh viên của BUSEM có nhiều tiết học là các buổi trình bày ý tưởng kinh doanh với chuyên gia. Ảnh: BU

Sinh viên của BUSEM có nhiều tiết học là các buổi trình bày ý tưởng kinh doanh với chuyên gia. Ảnh: BU.

Cũng học năm thứ ba tại BUSEM, Music Nicha Jophimawet hiện điều hành doanh nghiệp nhỏ có tên Muse Creative – Musemagical.com, chuyên cung cấp dịch vụ online tạo portfolio cho các bạn học sinh sinh viên, bên cạnh các sản phẩm khác như photobook, quyển lưu bút học trò.

Muse đã xây dựng công ty từ khi còn là sinh viên năm thứ nhất, cố gắng tạo ra đội ngũ của công ty, đi kêu gọi vốn đầu tư, sau đó nhận được sự giúp đỡ của TED Fund – một quỹ hỗ trợ vốn của chính phủ Thái Lan, hỗ trợ mỗi start-up với số tiền 1,1 triệu baht (825 triệu đồng). Công ty của Muse đã chính thức đăng ký kinh doanh vào năm ngoái.

Muse thích kinh doanh từ cuối cấp ba, nhưng khi vào BUSEM học thì cô mới có thể biến ý tưởng thành sự thật. Muse cảm thấy hài lòng vì ngành học chủ yếu tập trung vào đào tạo quản lý doanh nghiệp. Các thầy cô đều là doanh nhân, luôn tư vấn, cho cô ý tưởng và lời khuyên.

“Tại BUSEM, khoảng 50% các bạn học để nối nghiệp gia đình. Nhờ con số 50%, tôi có được các mối quan hệ rộng rãi hơn, vừa học được nhiều điều từ các bạn, vừa thấy được sự đa dạng trong kinh doanh hơn”, Muse nói. Cô cho rằng BUSEM là nơi phù hợp để giúp sinh viên trở thành ông chủ, vì vừa được học kiến thức đến từ thầy cô là những doanh nhân, vừa gặp những người bạn đến từ các doanh nghiệp tư nhân gia đình. 

BUSEM là một trong 12 khoa của ngôi trường có có bề dày lịch sử hơn 60 năm – Đại học Bangkok, thu hút được đông đảo bạn trẻ đăng ký theo học nhờ các ngành học có tính ứng dụng cao. Chuyên ngành Khởi nghiệp (Entrepreneurship) – chương trình quốc tế học bằng tiếng Anh, thuộc khoa BUSEM được phát triển bởi trường Đại học Babson (Mỹ), trường đại học thuộc hàng đầu thế giới về đào tạo quản lý doanh nghiệp. Nâm 2009, BU và Babson đã ký kết hợp tác để thiết kế và xây dựng chương trình Khởi nghiệp đầu tiên tại Thái Lan. Sinh viên BUSEM khi tốt nghiệp cử nhân được cấp bằng của Đại học Bangkok, nếu học lên thạc sĩ thì được cấp thêm một bằng nữa của Đại học Babson.

Sinh viên BUSEM vừa được học kiến thức đến từ thầy cô là những doanh nhân, vừa được gặp những người bạn đến từ các doanh nghiệp tư nhân gia đình. Ảnh: Hữu Trường

Sinh viên BUSEM vừa được học kiến thức đến từ thầy cô là những doanh nhân, vừa được gặp những người bạn đến từ các doanh nghiệp tư nhân gia đình. Ảnh: BU.

Đại diện Đại học Bangkok cho biết, khởi nghiệp là một trong những chuyên ngành nổi bật tại BU. Những năm gần đây, nhu cầu được đào tạo bài bản về khởi nghiệp rất lớn. Nhiều bạn trẻ có hoài bão sở hữu một công ty của riêng mình, một số bạn thì muốn có kỹ năng để điều hành công ty của gia đình. Vì vậy, trường đã xây dựng chương trình Entrepreneurship để các bạn có thể tiếp cận những kiến thức mới.

Chương trình học xây dựng phù hợp với mô hình kinh doanh trong thực tế. Năm 1 bắt đầu các ý tưởng kinh doanh lý tưởng. Năm 2 sẽ lên kế hoạch cho các kế hoạch kinh doanh. Năm 3 chú trọng thực hành kinh doanh tích lũy kinh nghiệm. Năm 4 sẽ học cách thay đổi mô hình kinh doanh sao cho phù hợp và chất lượng hơn.

Giảng viên là những nhà kinh doanh trong các lĩnh vực đó, sẽ huấn luyện và theo sát sinh viên trong từng bài học. Ngoài ra, BUSEM còn có đội ngũ mentor và các giảng viên thỉnh giảng, chuyên về các lĩnh vực đặc biệt, có các đội ngũ đối tác doanh nghiệp giúp sinh viên tìm hiểu sâu những kiến thức về điều hành doanh nghiệp.

Sinh viên cũng được thử thực hành quản lý doanh nghiệp, với số vốn khởi nghiệp cao nhất là 100.000 baht (75 triệu đồng), không có bài kiểm tra, thay vào đó là những dự án. Sinh viên đi thực tế, viết giấy nộp cho giáo viên hoặc phải thuyết trình.

Không chỉ thu hút bạn trẻ Thái Lan, BUSEM cũng quy tụ nhiều sinh viên đến từ các nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

[ữu Trường, trong một buổi trình bày ý tưởng kinh doanh với chuyên gia Quản Lý Vận Hành - Khun Mehan Zahraei. Start up InstaWash là một trong những dự rất thành công của ông tại Korea.

Hữu Trường (áo trắng), trong một buổi trình bày ý tưởng kinh doanh với chuyên gia quản lý vận hành – Khun Mehan Zahraei, người sáng lập Start up “InstaWash” – một trong những dự rất thành công tại Hàn Quốc. Ảnh: BU.

Đỗ Hữu Trường, đang học năm ba cho biết từng có dự định đi học chuyên ngành kỹ sư ở châu Âu. Tuy nhiên, trong một chuyến du lịch Thái Lan, tình cờ ghé thăm trường đại học Bangkok trong ngày Open House – ngày hội trải nghiệm và định hướng ngành nghề cho học sinh phổ thông hàng năm vào tháng 8, Trường đã thay đổi quyết định. Từ lớp học đến khuôn viên bên ngoài, đâu đâu cũng cho sinh viên nguồn cảm hứng sáng tạo.

Tại BUSEM, Trường đã thực hiện nhiều dự án. Trong đó, cậu tâm đắc nhất là dự án xây dựng các tour trải nghiệm thực tế theo nhu cầu cá nhân dành cho học sinh và sinh viên muốn khám phá và trải nghiệm môi trường, văn hóa, và học tập tại Thái Lan. Dù dự án này chỉ hoạt động trong 8 tháng, nhưng Trường rút ra nhiều bài học cho chính mình.

Sinh viên được tự do “be yourself” làm chủ mọi thứ, không có sự bắt buộc và rập khuôn nào. Sinh viên được khuyến khích thực hiện các dự án từ ý tưởng mà mình nghĩ ra, được truyền cảm hứng, định hướng từ các chuyên gia. Mọi người có cơ hội được kết nối và có mối quan hệ với các giáo sư và các “Shark” cá mập hàng đầu trong các lĩnh vực.

Đó cũng là lý do BUSEM thu hút cả học sinh đến từ các quốc gia ở Đông Nam Á và châu Âu.

Ngành học cho người đam mê khởi nghiệp/Đại học Bangkok dạy cách khởi nghiệp, quản lý/Đại học Bangkok

Video tự giới thiệu về mình của các giảng viên và sinh viên khoa BUSEM.

Các bạn trẻ Việt Nam có thể tìm hiểu thêm về BUSEM thông qua fanpage của Đại học Bangkok tại Việt Nam hoặc liên hệ tại văn phòng đại diện trường Đại học Bangkok tại Việt Nam, số 3 Công trường Quốc tế, phường 6, quận 3, TP HCM, hotline 028.3600.6464 để được tư vấn miễn phí. 

Kim Anh

Nguồn bài viết

Bài trướcTỷ phú Lý Gia Thành cùng nhiều ông trùm Hong Kong ủng hộ luật an ninh mới
Bài tiếp theoFacebook và PayPal đầu tư vào GoJek