HomeTài chính - Ngân hàngCó vàng nên bán ‘cắt lỗ’ hay giữ tiếp? | Tài chính...

Có vàng nên bán ‘cắt lỗ’ hay giữ tiếp? | Tài chính – Kinh doanh

Tuần qua, giá vàng thế giới giảm khoảng 5%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 3.2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới. Hiện vàng đứng ở mức hơn 1.864 USD/ounce.
Trong nước, giá vàng ngày 27.9 được niêm yết ở mức khoảng 55 triệu đồng/lượng mua vào và 55,6 triệu đồng/lượng bán ra, giảm hơn 4% so với đầu tuần. So với mức đỉnh điểm gần 60 triệu đồng/lượng, nếu nhà đầu tư “ôm” vào mỗi lượng vàng lỗ khoảng 4 triệu đồng/lượng.
Vấn đề mà nhà đầu tư đang lo lắng nhất hiện nay là liệu vàng có tiếp tục đà rơi, có nên bán cắt lỗ hay giữ chờ tăng giá trở lại? Về nguyên chính khiến giá vàng giảm, do thời gian vừa qua đồng đô la đã tăng giá khá mạnh bởi lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu đã củng cố sức hấp dẫn của đồng tiền này như một nơi trú ẩn, làm giảm nhu cầu đối với vàng.

Trong ngắn hạn vàng vẫn sẽ chịu áp lực giảm giá do yếu tố tâm lý. Cụ thể , các ngưỡng hỗ trợ sẽ là 1.885 USD/ounce, 1.815 USD và 1.790 USD/ounce.


Có vàng nên bán ‘cắt lỗ’ hay giữ tiếp? - ảnh 1

Người mua vàng trong tuần qua lỗ hơn 4%

“Chúng tôi tin rằng áp lực giảm giá nhiều hơn có thể tiếp tục trong vài ngày tới, khi một động thái tăng giá mạnh bắt đầu diễn ra. Nếu vàng tìm thấy hỗ trợ gần mức giá 1.885 USD thì chúng ta có thể đã tạo ra một đáy của vàng, thiết lập một xu hướng phục hồi tăng lớn”, Chris Vermeulen, nhà phân tích kỹ thuật được quốc tế thường xuyên cộng tác với Kitco, Bloomberg… nhận định.

Vẫn theo chuyên gia này, nếu vàng tạo đáy quanh mức 1.885 USD/ounce, động thái tiếp theo cao hơn sẽ thúc đẩy mức nhắm mục tiêu tăng gần 2.250 USD/ounce.

Tạo đáy thành công sẽ vọt lên 2.275 USD/ounce?

Về các yếu tố vĩ mô, một số tổ chức tài chính trên thế giới cũng nhận định triển vọng dài hạn vẫn còn nguyên vẹn với vàng khi “lãi suất thực tế” dự kiến sẽ vẫn âm trong tương lai gần. Với việc Fed giữ chính sách tiền tệ “cực kỳ lỏng lẻo” cho đến năm 2023 trong khi cho phép lạm phát tăng, điều này sẽ đẩy vàng dần dần lên cao hơn với mục tiêu 2.275 USD/ounce.

Theo chiến lược gia Christopher Louney của RBC Capital Markets, bất kỳ xung đột nào gia tăng trong thời gian diễn ra cuộc bỏ phiếu sẽ giúp nâng giá kim loại quý. Ông nói trong một ghi chú: “Chu kỳ bầu cử của Mỹ và bất kỳ quá trình chuyển đổi tiềm năng nào cũng như căng thẳng địa chính trị gia tăng vẫn còn trong bối cảnh kinh tế không chắc chắn. Những động thái gần đây mở ra dư địa để vàng tăng giá cao hơn về mặt vật chất” trong 2 quý tới.

“Sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ đảm bảo nhiều kích thích hơn khi bắc bán cầu phải đối mặt với làn sóng mùa đông của Covid-19“, Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, cũng dự báo.

Cuối cùng, theo các chuyên gia, qua nhiều thập kỷ việc lạm dụng kích thích tài chính đang lên đến đỉnh điểm là sự bùng nổ nợ chính phủ. Các biện pháp can thiệp của ngân hàng T.Ư đã hỗ trợ và tiếp tay cho việc chi tiêu thiếu thận trọng của chính phủ đã làm xáo trộn các nguyên tắc cơ bản về tăng trưởng.

Thay vì đặt nền móng cho tăng trưởng kinh tế thực tế trong tương lai, các cơ quan quản lý tiền tệ đã thúc đẩy một môi trường đầu tư hưng phấn với việc định giá tài sản ảo tưởng. Mức độ nghiêm trọng của sự mất cân bằng vĩ mô lâu dài này giúp tạo tiền đề cho một triển vọng cực kỳ lạc quan đối với kim loại quý, đặc biệt là so với thị trường chứng khoán.

Như vậy, với các nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn, áp lực tâm lý là rất lớn, việc quản trị rủi ro thông qua cắt lỗ cần được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư dài hạn, kiên trì và có niềm tin vào vàng thì việc nắm giữ vẫn có thể mang lại mức lợi nhuận hấp dẫn.




Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img