HomeTài chính - Ngân hàngCổ phiếu ngân hàng chưa “bay cao” cùng kết quả kinh doanh!

Cổ phiếu ngân hàng chưa “bay cao” cùng kết quả kinh doanh!

Cổ phiếu ngân hàng chưa “bay cao” cùng kết quả kinh doanh!

Đăng Linh

(TBKTSG) – Mặc dù công bố kết quả kinh doanh (KQKD) ấn tượng nhưng diễn biến giá cổ phiếu của các ngân hàng như VCB, MBB, TPB… trong các phiên gần đây chủ yếu lại đi ngang, thậm chí giảm nhẹ.

Ngân hàng nào lãi cao trong 9 tháng đầu năm?

Tốc độ xử lý nợ xấu đang chậm lại

https://www.thesaigontimes.vn/

Mùa báo cáo KQKD quí 3 đã đi được non nửa chặng đường. Một trong những nhóm ngành có quy mô vốn hóa lớn nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất tới chỉ số VN-Index là ngành ngân hàng cũng đang trải qua mùa báo cáo sôi động. Tính đến nay đã có khoảng 13 ngân hàng niêm yết công bố KQKD quí 3 và chín tháng đầu năm.

Về cơ bản, xu hướng đã được thiết lập trong sáu tháng đầu năm tiếp tục được duy trì. Theo đó, mức tăng trưởng cao đột biến (trên 30%) vẫn được duy trì tại một số “ông lớn” hoặc tại những ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa với nền lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái ở mức vừa phải. Trái lại, sự phân hóa tiếp tục diễn ra sâu sắc khi không ít các ngân hàng nhỏ có mức tăng trưởng khiêm tốn hơn nhiều (10-15%).

Một trong những cái tên không thể không nhắc đến là Vietcombank (VCB). Ngân hàng này tiếp tục giữ vững phong độ và đang phăng phăng cán đích mục tiêu lợi nhuận cho cả năm nay (19.500 tỉ đồng). Tính đến cuối tháng 9-2019, dư nợ tín dụng của VCB đã tăng 11,6% so với cuối năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành (9,52%). https://www.thesaigontimes.vn/

Đáng chú ý, lợi nhuận hợp nhất của VCB đạt 17.592 tỉ đồng, tăng 50,6% so với cùng kỳ, đạt 85,8% kế hoạch năm 2019. Các chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROAA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE) đạt tương ứng là 1,65% và 25,75%, tăng mạnh so với năm 2018 và cũng cao hơn mặt bằng chung.

Vẫn biết chất lượng tài sản và động lực tăng trưởng của VCB là rất tốt nhưng giới đầu tư vẫn không khỏi bất ngờ trước mức tăng ấn tượng của ngân hàng này trong ba quí đầu năm nay, trên cơ sở nền lợi nhuận của cùng kỳ năm ngoái đã ở mức khá cao. Với những kết quả trên, sẽ không ngạc nhiên khi VCB sớm hoàn thành, thậm chí vượt mục tiêu lợi nhuận cho cả năm 2019 ngay khi kết thúc quí 4.

Một ngân hàng khác có chất lượng tài sản tốt và nhiều lợi thế về chi phí vốn rẻ là Ngân hàng Quân đội (MBB) cũng đã công bố KQKD với mức tăng trưởng lợi nhuận đạt 29% so với cùng kỳ, đạt trên 7.000 tỉ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của MBB dù tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức rất thấp với chỉ 1,35%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu (dự phòng/nợ xấu) đạt 115%, cho thấy mức độ an toàn của ngân hàng này trong khả năng xử lý các khoản nợ có vấn đề. Ngoài thu nhập từ lãi thuần, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MBB tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 38%.

Mặc dù có mức lãi tuyệt đối không quá ấn tượng nhưng quán quân về tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ hiện đang thuộc về Sacombank (STB). Theo đó, riêng trong quí 3, lợi nhuận trước thuế của STB đạt 1.030 tỉ đồng, tăng tới 224% so với cùng kỳ, qua đó giúp lợi nhuận trước thuế lũy kế chín tháng đầu năm đạt 2.491 tỉ đồng, tăng tới 89% so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các mảng kinh doanh của STB đều có kết quả khả quan, giúp tổng thu nhập hoạt động tăng tới 36% trong khi chi phí hoạt động có mức tăng thấp hơn, chỉ 22,3%.

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của STB giảm từ 2,2% xuống còn 2%. Tính thêm cả số trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), ước tính tỷ lệ nợ xấu của STB cuối tháng 9 là khoảng 11,6%, giảm khá nhiều so với mức 14,7% hồi đầu năm. Cùng với đó, lãi dự thu của STB cũng có chuyển biến tích cực khi giảm từ mức 23.154 tỉ đồng xuống còn 20.610 tỉ đồng. Các khoản phải thu cũng giảm từ 23.729 tỉ đồng xuống còn 21.369 tỉ đồng.

Câu chuyện của STB vẫn là cần thời gian để xử lý hết số nợ xấu, được thể hiện đầy đủ qua số trái phiếu VAMC. Tuy vậy, mức tăng trưởng tích cực về lợi nhuận trong ngắn hạn là những tín hiệu rất đáng khích lệ đối với những cổ đông của ngân hàng này.

Trong nhóm các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ cũng có lợi nhuận trước thuế chín tháng tăng trưởng cao so với cùng kỳ còn có SaigonBank, VIB, LienVietPostBank, TPBank, NCB với mức tăng lần lượt là 81%, 69%, 61%, 49% và 38%. SaigonBank có mức lợi nhuận đột biến trong quí 3 nhưng về cơ bản, lợi nhuận trong chín tháng qua của ngân hàng này chủ yếu đến từ việc cắt giảm mạnh chi phí dự phòng.

https://www.thesaigontimes.vn/Với VIB là khoản lãi lớn từ dịch vụ,  tăng 145% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.276 tỉ đồng  (nòng cốt là khoản thu phí hoa hồng bảo hiểm tăng 4,7 lần).

Với LienVietPostBank, thu nhập lãi thuần quí 3 giữ vững đà tăng trưởng mạnh, giúp thu nhập lãi thuần lũy kế đạt 125% so với cùng kỳ năm 2018 nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu vào – đầu ra cũng như phát huy được lợi thế mạng lưới rộng khắp trên cả nước để phát triển bán lẻ.

Ở chiều ngược lại, những ngân hàng đã công bố KQKD có mức tăng trưởng thấp hơn bao gồm PGBank, BacABank, KienLongBank với mức tăng lần lượt là 15%, 11% và 6%.

Mặc dù công bố KQKD ấn tượng nhưng có thể thấy diễn biến cổ phiếu của các ngân hàng như VCB, MBB, TPB… trong các phiên gần đây chủ yếu đi ngang, thậm chí giảm nhẹ. Điều này một phần xuất phát từ diễn biến thị trường chung khá ảm đạm, dòng tiền hoạt động không sôi nổi nhưng có lẽ phần nhiều đến từ việc các thông tin liên quan đến KQKD của những ngân hàng này đã được nhà đầu tư kỳ vọng và phản ánh vào diễn biến giá cổ phiếu từ trước khi lợi nhuận được công bố chính thức.

Cụ thể như VCB, cổ phiếu này đã tăng 20% trong quí 3 hay cổ phiếu MBB cũng đã tăng 17,7%. Điều này cho thấy mùa báo cáo KQKD của các ngân hàng hiện nay, dù tích cực nhưng cũng không đủ giúp tâm lý nhà đầu tư hưng phấn trở lại. Nếu trong lúc nhận được thông tin hỗ trợ mà VN-Index vẫn tỏ ra đuối sức thì khi những kết quả tốt nhất của mùa báo cáo KQKD qua đi, chỉ số này xem ra sẽ còn gặp trở ngại nhiều hơn nữa!



Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img