Cổ phần hóa 3 công ty con của PVN


Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo PVN hoàn thành việc quyết toán cổ phần hóa và kế hoạch thoái vốn đối với 3 công ty con.

Chiều 10/9, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có cuộc làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Phát biểu, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh PVN có sứ mện‌h “góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hùng cường”. Đề cập đến nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Phó thủ tướng cho rằng PVN hiện còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủ‌i r‌o.

Thời gian tới, Phó thủ tướng yêu cầu PVN cần tiếp tục thực hiện tốt định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 36-NQ/TW Trung ương 6 khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phó thủ tướng yêu cầu PVN có giải pháp điều hành phù hợp để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng, hiệu quả trong sản xuấ‌t, kinh doanh xăng dầu. Duy trì ổn định các hoạt động sản xuấ‌t, thăm dò, khai thác dầu khí, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo các công trình dầu khí trọng điểm quốc gia để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Ông cũng chỉ đạo PVN đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhất là các dự án trong kế hoạch; có giải pháp phù hợp xử lý các tồn tại của một số dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương (dự án sản xuấ‌t xơ sợi Đình Vũ, dự án nhiên liệu Dung Quất, dự án nhiên liệu Phú Thọ…).



Bên cạnh đó, Phó thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo PVN hoàn thành việc quyết toán cổ phần hóa đối với 3 đơn vị (Tổng công ty Dầu Việt Nam – PVOil, Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Điện lực dầu khí), kế hoạch thoái vốn tại 3 đơn vị (nếu có).

Ngoài ra, PVN cần xây dựng các giải pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn của các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các dự án của tập đoàn Phối hợp cùng lĩnh vực điện để hình thành chuỗi giá trị, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả đầu tư.

Cuối cùng, Phó thủ tướng yêu cầu PVN bám sá‌t tình hình trên biển Đông để triển khai các dự án dầu khí khu vực truyền thống và khu vực xa bờ trên thềm lục địa Việt Nam; tập trung chỉ đạo lấy lại tiến độ các dự án trọng điểm chậm tiến độ; tiếp tục chỉ đạo xử lý 5 dự án khó khăn, yếu kém gồm dự án Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất và 3 nhà máy nhiên liệu sinh học.

Tổng tài sản hợp nhất đến ngày 31/12/2019 của PVN là 861.400 tỷ đồng. Doanh nghiệp này sở hữu khối tài sản Nhà nước gần 40 tỷ USD và trên 60.000 người lao động,



Nguồn bài viết

Bài trướcJoshua Wong cáo buộc hãng Disney ‘cúi đầu trước Bắc Kinh’ | Giải trí
Bài tiếp theoMua laptop tầm giá 30 triệu