Cơ hội nghề nghiệp với kỹ sư cầu nối

Tại buổi thảo luận dành cho sinh viên FUNiX, mentor Vũ Ngọc Trung, người có ba năm kinh nghiệm ở vị trí Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer – BrSE) tại FPT Japan đã chia sẻ thông tin trên cùng nhiều kỹ năng khác dành cho những người muốn đi theo con đường này.

https://lh3.googleusercontent.com/zyJaXuVESXKgyhtq2zhSaGMQHlRLr4iot--g4MP6BMJMP6eec33R73o_YDXEOU9yf-LR1_8WjSL0mYU-dWPrV-zsLfG97TawAERtiEbZU-Rw0IAeucFxSfetoNy5S4k50zc0rLAe

Mentor Vũ Ngọc Trung

BrSE là những người đứng giữa khách hàng Nhật Bản và đội làm phần mềm ở Việt Nam, hay còn gọi là đội offshore. Đây là một ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao.

Mentor Trung cho hay, một quy trình làm phần mềm có nhiều công đoạn, từ thiết kế, thi công (coding), kiểm thử… và kỹ sư cầu nối cần kiến thức đa dạng, chuyên sâu theo từng dự án. Là người kết nối giữa khách hàng và đội làm phần mềm, khách hàng yêu cầu đội phần mềm làm phần nào, BrSE sẽ cần kiến thức chuyên sâu về phần đó để kết nối hiệu quả hai bên. Ngoài ra, kỹ sư cầu nối cũng cần có vốn tiếng Nhật tốt (mức N3), đặc biệt là khả năng nghe nói thành thạo. Kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố thành công.

Khối lượng công việc hàng ngày của BrSE không nhỏ, bao gồm các nhiệm vụ được khách hàng giao, như viết tài liệu, coding… đồng thời hỗ trợ đội offshore để phiên dịch cho dự án. Những người đủ năng động và có thâm niên làm việc lâu năm còn có thể đảm nhận việc Pre-sale: Thuyết phục khách hàng giao thêm việc cho đội offshore, xin dự án để đội đảm nhận từ đầu đến cuối…

Hơn ba năm trong lĩnh vực BrSE, mentor Vũ Ngọc Trung khẳng định kỹ sư cầu nối là một ngành nghề với nhiều triển vọng. Thay vì giới hạn ở một mảng lập trình, kiểm thử… bạn có thể học về tất cả công đoạn của một quy trình làm phần mềm. Đồng thời, đặc thù làm “cầu nối” cũng giúp BrSE rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo cơ hội xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng mở, trải dài từ khách hàng, nhân viên khách hàng, đến quản lý, đội offshore của công ty gốc.

Mặt khác, nghề BrSE phải chịu áp lực từ cả hai phía khách hàng và đội offshore, như phải giải trình với khách hàng nếu đội offshore làm lỗi hoặc chưa hoàn thiện… BrSE cần có nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, khả năng chịu áp lực cao.

Là một nghề nhiều tiềm năng, quan trọng trong ngành phần mềm, mentor Trung cho rằng, BrSE có mức lương khá tốt. Mức thu nhập của BrSE tại Việt Nam có thể gấp hai, ba lần các lập trình viên/ kiểm thử viên cùng trình độ chuyên môn, và tại Nhật là 2.000 – 3.000 USD.

Để trở thành một kỹ sư cầu nối tại Nhật, theo mentor Trung có hai con đường. Con đường thứ nhất là người giỏi tiếng Nhật (mức N2) học để trở thành developer/tester. Hoặc cách thứ hai là Developer/tester giỏi có thể học thêm tiếng Nhật (mức N3). Tùy hoàn cảnh, xuất phát điểm của từng người mà bạn trẻ có thể chọn con đường phù hợp.

Sự

Buổi chia sẻ về nghề Kỹ sư cầu nối cho sinh viên FUNiX được nhiều bạn đặc biệt quan tâm.

Mentor Trung cho biết, nếu các bạn học lập trình muốn theo con đường này, nên có ít nhất một năm kinh nghiệm trong nghề.

Với sinh viên đang theo học chương trình công nghệ có tính ứng dụng cao như FUNiX, mentor Trung đưa ra lời khuyên nên tranh thủ tích lũy kinh nghiệm chuyên môn ngay qua các bài tập lớn. Nhiều bài tập lớn tại FUNiX có quy mô như những dự án công nghệ cá nhân, có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng. Khi học xong ba chứng chỉ tại FUNiX, tiếng Nhật tốt cùng một bằng đại học là có thể bắt đầu đi phỏng vấn vị trí BrSE với khách hàng.

“Cơ hội rất nhiều, tuy nhiên nếu muốn nhận những vị trí tốt với mức lương hấp dẫn, sinh viên nên học lên các chứng chỉ chuyên môn cao hơn tại FUNiX, để tích lũy các kỹ năng về cách làm tài liệu, quản lý dự án… Các bạn học dưới CC3 nên tập trung vào việc học trước vì hiểu biết của các bạn về ngành IT chưa đủ rộng để biết mình thích hợp làm gì”, anh Trung đưa ra lời khuyên.

Vân Nguyễn

Cơ hội nghề nghiệp với kỹ sư cầu nối - 2

Bạn trẻ yêu thích công nghệ có thể lựa chọn FUNiX – đơn vị đào tạo trực tuyến chuyên về lĩnh vực CNTT để học tập và hướng nghiệp thành công. Hiện có hơn 7.000 sinh viên, FUNiX đào tạo bằng phương pháp học chủ động, có sự dẫn dắt của đội ngũ hơn 3000 mentor – các chuyên gia công nghệ.

Sinh viên có thể học để lấy bằng ĐH FPT, có cơ hội việc làm trong ngành CNTT sau hai, ba học kỳ đầu.

Nguồn bài viết

Bài trước‘Nóng’ nhân sự mảng bancasurance
Bài tiếp theoGiá vàng hôm nay 2/9: Bật tăng trở lại