Trong bối cảnh dịch Coѵīd-19 tác động bất lợi, nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu và tái cấu trúc sản xuất, kinh doanh.
ảnh minh họa
dịch bệnh Coѵīd-19 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Phần lớn doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa đi các nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu và tái cấu trúc sản xuất, kinh doanh.
Ông Đào Văn Phương, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định cho biết, dịch bệnh Coѵīd-19 là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là để tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu.
dịch bệnh đã khiến nguồn cung ứng thay đổi. Vì vậy, nếu như trước đây, nhiều nhà máy, tâp trung xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, thì nay, họ phải đánh giá lại, nếu bỏ trứng một giỏ thì sẽ có rất nhiều rủi ro.
Doanh nghiệp dệt lụa Nam Định, trung bình hàng tháng chỉ sản xuất từ 500.000 -700.000 mét vải phục vụ cho cả xuất khẩu và trong nước.
Nhưng chỉ riêng tháng 5, đơn vị này đã sản xuất 1,4 triệu mét vải; trong đó, 1 triệu mét xuất khẩu sang Hoa Kỳ làm các thiết bị bảo hộ y tế, còn 400.000 mét phục vụ nội địa.
Cơ hội là cho tất cả. Doanh nghiệp đã phải phân chia ca kíp hợp lý, cùng với tần suất hoạt động máy móc để đáp ứng đúng tiến độ, đơn hàng cho đối tác.
“Chúng tôi chưa từng nghĩ mình có thể làm được. Nhưng trong tháng 5, đối tác đặt vấn đề, có thể cung cấp 1 triệu mét vải/tháng được không, nếu đáp ứng được tiến độ và giá cả thì ký hợp đồng. Chúng tôi đã làm được. Bên cạnh hiệu quả về phòng chống dịch bệnh, có lẽ, dần dần các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được các nhà nhập khẩu từ các nước biết đến; cũng như các nhà may trong nước nhìn nhận lại, liên kết với nhau để chủ động nguồn cung, nguyên phụ liệu tăng sức cạnh tranh”.
Hiện nay, dệt lụa Nam Định đang phối hợp với các đơn vị may mặc trong nước triển khai đồng bộ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu vào châu Âu, hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Với Tập đoàn EDX, ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Tập đoàn cho biết, nếu cách đây 5 năm, gặp khủng hoảng như đợt dịch vừa qua, chắc chắn doanh nghiệp này sẽ “chết”, nhưng với kinh nghiệm trải qua các cuộc khủng hoảng từ nhỏ đến lớn, nên khi gặp Coѵīd-19, EDX đã bước vào giai đoạn “ngủ đông” nhanh hơn, sớm hơn.
“Chúng tôi có những tính toán, dự đoán trước tình hình để “ngủ đông” sớm, an toàn sớm. Thêm vào đó, mọi nhân sự vì đã cùng công ty trải qua các khó khăn nên cùng gánh vác. Mọi người vẫn làm việc bình thường, tại nhà kể cả không nhận lương. Đó là kinh nghiệm, cách vượt qua, đơn giản nhất là tất cả cùng nhau cố gắng”, ông Hùng nói.
Từ trong dịch bệnh, doanh nghiệp có thời gian, cơ hội nhìn nhận lại, tái cấu trúc hệ thống, quan tâm đến nội tại, cả về con người, quy trình, khách hàng, chiến lược, ổn định lại bộ máy của doanh nghiệp.
Do vậy, EDX không đóng cửa, nghỉ dịch hoàn toàn, mà đơn vị này tập trung vào nội tại nhiều hơn.
Cụ thể, ông Hùng cho biết, doanh nghiệp trong thời gian giãn cách xã hội đã ổn định lại về tầm nhìn, quy trình, đào tạo nội bộ thay vì đi ra bên ngoài.
Rõ ràng, những cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ mang đến những khó khăn, những biến động khiến nhiều doanh nghiệp “chết” nếu không kịp thích ứng. Với những doanh nghiệp có sự chủ động, điều đáng lo nhất chính là khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng nhân sự từ nội bộ…
Với quan điểm của mình, ông Nguyễn Đình Hùng cho rằng, người Việt có khả năng tiếp cận, nhìn nhận cái mới rất nhanh nhưng đưa vào thực tiễn chậm.
Cái gì thay đổi lớn là không dám thay đổi nhanh. Khi Coѵīd-19 xảy ra, doanh nghiệp bị rơi vào thế buộc phải thay đổi, buộc phải dùng công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ vào hoạt động của mình nhiều hơn.
Đơn cử như các doanh nghiệp kinh doanh, họ buộc phải chuyển sang kênh bán hàng online nhiều hơn để tìm kiếm khách hàng; người dân cũng vậy, sử dụng mua sắm online nhiều hơn và hình thành thói quen.
Về phần mềm, ứng dụng trong doanh nghiệp, làm việc từ xa trước đây có rất ít doanh nghiệp sử dụng.
Tuy nhiên, dịch bệnh bắt buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi, sử dụng các công nghệ số nhiều hơn.
Hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao qua những thành công đạt được từ công cuộc phòng, chống đại dịch Coѵīd-19 vừa qua.
Đây là cơ hội để thế giới biết đến Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đón đầu cơ hội, tham gia chuỗi sản xuất thế giới, tăng xuất khẩu ra các nước