|
Phóng viên Thanh Niên có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thu Thủy (ảnh), quyền Vụ trưởng Vụ GD ĐH, Bộ GD-ĐT, về vấn đề này.
Căn cứ vào thực tế tuyển dụng giáo viên
Bộ GD-ĐT sẽ phân bổ chỉ tiêu đến từng ngành theo từng trình độ đào tạo của các trường. Vậy Bộ căn cứ vào những nguyên tắc nào để duyệt và phân bổ chỉ tiêu sư phạm (SP) cho các trường?
Việc xác định và phân bổ chỉ tiêu SP căn cứ từ nhu cầu của các địa phương, năng lực đào tạo của các trường và căn cứ vào thế mạnh đào tạo ngành SP của các trường đại diện vùng miền. Nếu chỉ tiêu theo ngành, trình độ do trường xác định dựa trên cơ sở năng lực đào tạo nhỏ hơn nhu cầu của địa phương thì giao chỉ tiêu theo đề xuất của trường. Nếu chỉ tiêu theo ngành, trình độ do trường xác định lớn hơn nhu cầu của địa phương thì sẽ giao chỉ tiêu theo ngành và trình độ theo đề xuất của địa phương.
Tăng 63% so với năm ngoáiNăm 2019, căn cứ vào nhu cầu của địa phương, các địa phương đề xuất đào tạo 63.364 chỉ tiêu SP (mầm non 23.333, tiểu học 21.220, THCS 14.580, THPT 3.553). Nhưng Bộ GD-ĐT đã xác định giao cho các cơ sở đào tạo GV là 44.076/63.364 chỉ tiêu, đạt 69,56% nhu cầu của các địa phương theo các ngành đào tạo.
Như vậy, nếu so sánh số chỉ tiêu Bộ GD-ĐT phân bổ cho các địa phương thì năm nay tổng chỉ tiêu SP tăng 63% so với năm ngoái.
|
Thưa bà, năm nay có bao nhiêu trường tham gia đào tạo các ngành SP và tổng chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT duyệt là bao nhiêu?
Năm 2020, toàn hệ thống có 102 cơ sở tham gia đào tạo các ngành SP trình độ ĐH, CĐ mầm non. Tổng chỉ tiêu các trường đề xuất là 84.475. Căn cứ vào các nguyên tắc và tiêu chí nêu trên, Bộ GD-ĐT xác định phân bổ 69.630 chỉ tiêu SP, tương đương khoảng 64% chỉ tiêu đề xuất của các địa phương.
Giao chỉ tiêu ngành mầm non bằng 70%
So với năm ngoái thì chỉ tiêu SP năm nay tăng hay giảm và lý do vì sao, thưa bà?
Năm 2020, tổng nhu cầu đào tạo GV của các địa phương tăng 71% so với năm 2019 ở tất cả các ngành thuộc trình độ ĐH, CĐ. Nhu cầu tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới quy định về việc giảm sĩ số/lớp đối với các bậc học mầm non, tiểu học… dẫn tới phải tăng số lớp, GV đứng lớp. Việc tăng dân số cơ học cũng khiến nhu cầu GV tăng lên. Bên cạnh đó là nhu cầu bổ sung nguồn lực do có nhiều GV sắp nghỉ hưu tại các địa phương.
Tỷ lệ tuyển sinh không caoDù năm ngoái được giao chỉ tiêu chưa bằng 2/3 năm nay nhưng tỷ lệ tuyển được cũng rất thấp. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2019, số thí sinh nhập học các ngành đào tạo GV là 27.373. Trong đó, trình độ ĐH là 26.742, đạt tỷ lệ 70,89% so với chỉ tiêu được giao; trình độ CĐ là 8.537, đạt 46,12%; trình độ trung cấp là 2.094, đạt 30,34%. Cũng theo Bộ GD-ĐT, năm 2018 cũng chỉ có 24.484 thí sinh nhập học ngành SP.
|
Các ngành SP có nhu cầu đào tạo tăng năm nay gồm SP lịch sử, SP địa lý, SP vật lý, SP sinh học, SP hóa học. Các ngành còn lại nhu cầu ổn định. Nhưng như trên tôi đã nói, Bộ GD-ĐT chỉ xác định phân bổ số lượng chỉ tiêu thấp hơn đề xuất đó.
Được biết, chỉ tiêu CĐ mầm non một số trường đề xuất năm nay tăng vọt so với năm ngoái. Vậy trên bình diện toàn quốc thì chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT phân bổ cho ngành này như thế nào?
Năm 2020, các trường đào tạo ngành giáo dục mầm non đề xuất chỉ tiêu theo năng lực đào tạo tăng 14,63% so với năm 2019. Với các nguyên tắc duyệt và phân bổ chỉ tiêu như đã nêu ở trên, hiện Bộ GD-ĐT đã xác định đối với ngành giáo dục mầm non, năm 2020 đã giao chỉ tiêu bằng 70% tổng năng lực của các trường.