Cảng Quy Nhơn đã chính thức khai trương tuyến dịch vụ vận tải trực tiếp từ Cảng đi các nước khu vực Đông Bắc Á nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh hậu Coѵīd-19.
Một góc cảng Quy Nhơn. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Xem Video: Tiến độ TMS Quy Nhơn Ngày 25.3.2019
Đầu tháng 6 vừa qua, Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (Cảng Quy Nhơn) chính thức khai trương tuyến dịch vụ vận tải trực tiếp từ Cảng Quy Nhơn đi các nước khu vực Đông Bắc Á.
Đây là một trong nhiều hướng đi mà lãnh đạo cảng này đang thực hiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, trong bối cảnh hoạt động cảng biển bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Coѵīd-19.
Điều này cũng minh chứng phần nào tính năng động, sáng tạo, vượt khó khăn trong gần một năm qua của Cảng Quy Nhơn sau khi trở lại trực thuộc quản lý của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam -Vinalines.
Cảng Quy Nhơn được Vinalines chính thức tiếp nhận từ cuối tháng 6/2019, sau quá trình đàm phán mua lại cổ phần với Công ty cổ phần Khoáng sản Hợp Thành, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về những sai phạm trong quá trình cổ phần hóa.
Sau khi “về tay” Vinalines, Ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn với những nhân sự từ Công ty mẹ – Vinalines cử xuống, đã nhanh chóng kiện toàn, hoàn thiện bộ máy tổ chức cảng.
Trong đó, cảng đã tập trung xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ phù hợp, tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp đồng thời rà soát, sắp xếp, tổ chức sử dụng lực lượng lao động hợp lý, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế để tăng hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhờ đó, Cảng Quy Nhơn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tốt với các dịch vụ cung ứng xăng, dầu, liên doanh khai thác bãi, phương tiện, thiết bị phục vụ xếp dỡ container chuyên dụng để phát triển hệ thống hậu cần cảng….
Cuối tháng 12/2019, Cảng Quy Nhơn đã tổ chức lễ đón tấn hàng thứ 9 triệu thông qua cảng trong năm 2019. Đây là dấu mốc ghi nhận những thành quả lao động của tập thể lãnh đạo và công nhân lao động Cảng Quy Nhơn trong năm 2019.
Ông Phan Tuấn Linh, Tổng giám đốc Cảng Quy Nhơn cho biết, năm 2019, sản lượng hàng hóa qua cảng tăng 9% so với năm 2018; doanh thu đạt 782 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 128 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước; nộp ngân sách 56 tỷ đồng; thu nhập ổn định cho 830 người lao động với mức trung bình đạt từ 12-13 triệu đồng/người/tháng.
“Tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2020, Cảng Quy Nhơn đã đặt mục tiêu sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 10 triệu tấn, tăng 7,5% so với năm trước; trong đó, hàng container đạt 175.000 TEUs, tăng 28%. Doanh thu hoạt động khai thác và dịch vụ cảng đạt 862 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 142 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019”, ông Linh thông tin.
Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, với những tác động từ dịch Coѵīd-19 tới nền kinh tế nói chung và cảng biển nói riêng, Cảng Quy Nhơn cũng không ngoại lệ. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến các mục tiêu của cảng đã đề ra trong năm 2020.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Hồ Liên Nam,Trưởng phòng Kinh doanh, Cảng Quy Nhơn cho hay, do ảnh hưởng của dịch Coѵīd-19, cơ cấu mặt hàng, nguồn hàng và thời điểm xuất nhập khẩu hàng hóa có sự thay đổi mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nhờ thực hiện mạnh mẽ các giải pháp ngay từ khi dịch Coѵīd-19 chưa diễn biến phức tạp, đặc biệt là cảng đã chủ động làm việc với từng đối tác để đưa ra các kịch bản cụ thể nên thời gian qua, Cảng Quy Nhơn vẫn duy trì hoạt động kinh doanh, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu. Ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn quyết tâm không hạ mục tiêu tăng trưởng đã đề ra từ đầu năm.
Theo kết quả mới nhất Cảng Quy Nhơn vừa công bố, sản lượng thực hiện 5 tháng đầu năm nay đạt 4,28 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 44% so với kế hoạch năm 2020. Trong đó, hàng container đạt 67.436 teus, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 41% so với kế hoạch năm 2020.
Doanh thu khai thác và dịch vụ 5 tháng đầu năm ước đạt 350 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 41% so với kế hoạch năm 2020. Lợi nhuận trước thuế 5 tháng ước đạt 57 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 40% kế hoạch năm.
Thời gian tới, Cảng Quy Nhơn sẽ đẩy mạnh công tác thị trường tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia nhằm thu hút nguồn hàng container.
Cảng tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường nhằm đa dạng hóa tuyến dịch vụ container khai thác tại cảng, thông qua việc thu hút và phát triển các tuyến hành trình kết nối trực tiếp từ Cảng Quy Nhơn đến các cảng quốc tế, đặc biệt ở khu vực Đông Bắc Á.
Theo thông tin của Tổng giám đốc Phan Tuấn Linh, từ nay đến cuối năm, cảng tiếp tục triển khai các dự án đầu tư, công trình trọng tâm, dự án công nghệ thông tin đảm bảo tiến độ dự án nâng cấp bến số 1, dự án sửa chữa, nâng cấp bãi container số 2; dự án cửa hàng xăng dầu…
Đối với dự án nâng cấp bến số 1 của Cảng Quy Nhơn sẽ hướng tới đủ điều kiện tiếp nhận tàu đến 30.000 DWT đầy tải và các tàu cỡ lớn hơn giảm tải, đáp ứng lượng hàng hóa thông qua.
“Cùng với việc nâng cấp cầu tàu, bến bãi tại cảng, Cảng Quy Nhơn cũng triển khai đầu tư cảng cạn ICD dọc tuyến Quốc lộ 19 mới, với diện tích 30 ha thuộc địa bàn huyện Tuy Phước (Bình Định). Khu cảng cạn này sẽ được phát triển thành trung tâm logistics, phục vụ chiến lược mở rộng sản xuất, kinh doanh của cảng giai đoạn 2020 – 2025”, ông Phan Tuấn Linh chia sẻ.
Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến Quốc lộ 19 mới sẽ là điều kiện nâng cao năng lực lưu thông hàng hóa qua cảng; giảm ách tắc hàng hóa. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của Bình Định và nhiều địa phương lân cận, giúp Cảng Quy Nhơn phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.
Mục tiêu đến năm 2025, Cảng Quy Nhơn đạt sản lượng hàng hóa thông qua ở mức từ 14 – 15 triệu tấn/năm.
Cảng Quy Nhơn nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Trong chiến lược phát triển giai đoạn sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đặc biệt, sau khi Cảng Quy Nhơn trở lại do Vinalines quản lý, Cảng Quy Nhơn đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Nhằm hiện thực hóa chủ trương đó, Cảng Quy Nhơn đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành sản xuất, tăng cường đào tạo nghiệp vụ chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường.
Một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ, trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đặt mục tiêu xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành trung tâm kinh tế biển hùng mạnh, tạo thế tiến ra biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Trong đó, vai trò của cảng biển hết sức quan trọng, là chìa khóa mở cửa kinh tế biển cho cả khu vực miền Trung và Tây nguyên, cần được quan tâm đầu tư tương xứng. Trong đó, cụm cảng biển được xem là xương sống của vùng, bao gồm Chân Mây, Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quất và Quy Nhơn mà thể hiện rõ nét nhất là vai trò của cảng Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn…
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với địa phương, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông; cải tạo, nâng cấp cầu tàu, nạo vét luồng lạch. Trước mắt, chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển hậu phương sau cảng, như phát triển các cảng cạn (tập kết, trung chuyển hàng hóa) ở đất liền Bình Định và Tây nguyên và khai thác các mặt hàng địa phương có thế mạnh”, Tổng giám đốc Phan Tuấn Linh khẳng định.
Đại diện lãnh đạo Vinalines – Công ty mẹ của Cảng Quy Nhơn chia sẻ, theo thống kê, sau cổ phần hóa, doanh thu bình quân của Cảng Quy Nhơn đạt 552,31 tỷ đồng/năm, tăng gần 47,47% so với giai đoạn trước cổ phần hóa (chỉ đạt hơn 374,5 tỷ đồng/năm). Lợi nhuận trước thuế tăng gần 330%, từ 20,71 tỷ đồng/năm lên hơn 89 tỷ đồng/năm.
Để duy trì sự tăng trưởng này, Vinalines sẽ chỉ đạo thông qua những người đại diện phần vốn tại cảng tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới làm điểm gom hàng hóa từ các địa phương; đẩy mạnh hợp tác liên doanh với đối tác để khai thác bãi, phương tiện, thiết bị phục vụ xếp dỡ container chuyên dụng, tăng trưởng dịch vụ cung ứng xăng dầu.
Đồng thời, phát triển hệ thống công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian khai thác hàng hóa, nâng cao hiệu quả khai thác, tập trung nguồn lực để hoàn thiện năng lực xếp dỡ cho cảng