Đề án triển khai con đường gốm sứ mới Hà Nội đã được Sở VH&TT Hà Nội trình các cơ quan chức năng thông qua…
Xem Video: Chung tay “giải cứu” con đường gốm sứ ở Hà Nội
XEM VIDEO CLIP: mNy-l7Ycbys
Ghi nhận của PV Báo Giao thông, trên tuyến đường Hà Nội dự định làm con đường gốm sứ mới, đoạn từ cửa khẩu An Dương đến nút giao Nghi Tàm – Yên Hoa đã có sẵn những bức tường bê tông cốt thép cao khoảng 1,5m ngăn giữa đường đê chính và đường gom dân sinh.
Dù phía trên bức tường ngăn ven đường được trồng những rặng hoa giấy bắt mắt, song, phía mặt tường lại xuất hiện nhan nhản những hình vẽ quái dị, kích thước lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị.
bức tường ngăn đầu ngõ 310 Nghi Tàm dày đặc những hình vẽ “vô lối”, đủ loại sắc màu và chi chít rác quảng cáo.
Một số vị trí khác như đầu ngõ 276 Nghi Tàm, cảnh quan tường ven đê lại trở nên nhếch nhác bởi những bãi tập kết rác dân sinh.
Thực tế, trên cung đường dự kiến làm con đường gốm sứ thứ hai đã có một số đoạn tranh gốm sứ thuộc phạm vi của con đường gốm sứ đầu tiên.
Tuy nhiên, nhằm phục vụ thi công giai đoạn hai của dự án xây dựng cầu vượt nút giao An Dương – đường Báo , tháng 6/2020, hơn 300m con đường gốm sứ Hà Nội đang bị dỡ bỏ trong quá trình mở rộng và xây dựng tường chắn bê tông cốt thép bên phải phía ngoài đê để thay thế một phần đê đất.
Khác với đoạn An Dương đến nút giao Nghi Tàm – Yên Hoa, hai bên đoạn đường từ số 72 Âu Cơ đến ngã ba Âu Cơ – Xuân Diệu hiện vẫn có tình trạng cỏ mọc um tùm khiến không gian đô thị trên tuyến đường trở nên nhếch nhác. Vì vậy, nhiều người dân tại khu vực mong muốn, sau khi tuyến đường được mở rộng, tường bê tông cốt thép được dựng lên, những tác phẩm nghệ thuật như con đường gốm sứ (khánh thành năm 2010) sẽ tiếp tục được hình thành để làm đẹp cảnh quan khu phố.
Đoạn đường từ ngã ba Âu Cơ – Xuân Diệu đến cầu Nhật Tân bấy lâu nay được xây dựng tường đּά ngăn cách giữa đường chính và đường gom. Tuy không bị vấy bẩn bởi những hình vẽ quái dị như đoạn đường Nghi Tàm nhưng những bức tường đּά tại đây đã trở nên cũ kỹ bởi những lớp rêu phong.
Nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, trục đường Yên Phụ – Nghi Tàm – Âu Cơ hiện có vai trò quan trọng trong việc kết nối trục giao thông từ sân bay Nội bἁּi về trung tâm thành phố. Vì vậy, Hà Nội nên nghiên cứu hình thành một con đường gốm sứ tiếp theo, vừa tạo thêm cho Thủ đô một tác phẩm nghệ thuật công cộng mới, thông qua đó cũng đưa nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội đến gần gũi hơn với bạn bè quốc tế.
Trước đó, con đường gốm sứ đầu tiên của Hà Nội đã được khánh thành năm 2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Theo đánh giá của các chuyên gia, công trình nghệ thuật công cộng này đã để lại dấu ấn rất đậm nét và gây ấn tượng cho mọi người bởi chất liệu mới mẻ, tạo ra cảnh quan thân thiện với cộng đồng.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, nhiều đoạn con đường gốm sứ đầu tiên đã có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng bởi tác động của thời tiết và những bãi rác thải sinh hoạt tự phát của người dân khu vực.