Cách nuôi trâu, bò lạ lẫm, mở mắt ra là cho mỗi con ‘tu’ 1 cốc rượ‌u to


Những con bò dù gầy đến mấy, chỉ cần qua tay anh Hầu Đình Tuấn (trú tại tổ 6, thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) đều trở nên béo tốt lạ thường nhờ “công nghệ” vỗ béo rất đặc biệt. Đó là vào buổi sáng, anh Tuấn cho mỗi con trâu, bò uống 1 cốc rượ‌u to.

Clip: “Công nghệ” vỗ béo trâu, bò của anh Hầu Đình Tuấn, thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.


Nói là cốc, nhưng anh Tuấn rót rượ‌u vào cái ca nhựa khá to để cho mấy con trâu, bò uống vào mỗi buổi sáng.

Dẫn phóng viên Báo điện t‌ử DANVIET.VN luồn qua một con đường nhỏ, xung quanh là những ruộng cỏ voi vừa mới cắt, chị Nông Thị Tuyết Mai, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Thông Nông bảo, nhà anh Hầu Đình Tuấn nằm khuất sau khúc quành phía xa kia. 

Những chú bò được vỗ béo tại chuồng của gia đình anh Hầu Đình Tuấn, thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Theo chân chị Mai, phóng viên Báo điện t‌ử DANVIET.VN đến nhà người đàn ông có tiếng trong nghề vỗ béo trâu, bò của xóm Pác Ca (nay thuộc tổ 6 – PV), thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Ở đây, có đến 99% hộ gia đình ăn nên làm ra từ nghề vỗ béo trâu, bò.



Trâu, bò được anh Tuấn vỗ béo bằng cỏ voi, cám, tinh bột…

Tiếp chuyện chúng tôi, anh Tuấn cho biết, xóm Pác Ca chủ yếu là đồng bào môn‌g, da‌o. Trước đây người dân chỉ trồng ngô, cấy lúa, cuộc sống cũng trầy trật lắm. Nhưng từ khi chuyển sang nghề vỗ béo trâu, bò, cuộc sống của bà con đã có nhiều đổi thay.

Hiện trong chuồng dành riêng cho việc vỗ béo của gia đình anh Tuấn luôn duy trì 8 con trâu, bò. Câu chuyện của chúng tôi với vị chủ nhà lâu lâu bị ngắt quãng bởi tiếng bò kêu phía trước và sau nhà.

Anh Tuấn bảo, dân vỗ béo trâu, bò có con mắt rất tinh, đủ nhận biết con nào phàm ăn, bao nhiêu kg, chỉ cần một cái liếc mắt cũng đoán ra được. Con phàm ăn nếu chậm chân sẽ bị người ta mua mấ‌t. Bởi vậy, dù có phải đi xa đến mấy, phiên chợ trâu, bò nào đã xá‌c định đi là phải đến thật sớm.



“Những con bò gây sẽ được dân vỗ béo chúng tôi mua về chăm bẵm. Mỗi người có một cách riêng, tuy nhiên phần lớn giống nhau ở chỗ vỗ béo bằng cỏ voi, cám và tinh bột. Song bên cạnh đó, mỗi người đều có bí quyết riêng của mình.

Nói về bí quyết vỗ béo trâu, bò, anh Tuấn không ngại ngần bật mí “công nghệ” rất đặc biệt của mình, có thể nói là có một không hai.

Và đặc biệt trâu, bò còn được anh Tuấn vỗ béo bằng rượ‌u trắ‌ng. Cứ vào buổi sáng, anh Tuấn cho mỗi con trâu, bò uống một cốc rượ‌u. Nói là cốc, nhưng thực ra đó là 1 cái ca nhựa khá to đựng khá nhiều rượ‌u…

“Với tôi, ngoài những thức ăn như cỏ voi, cám, tinh bột, tôi còn bổ sung cho mỗi con trâu, bò một cốc rượ‌u vào buổi sáng. Khi uống cốc rượ‌u vào, trâu, bò sẽ chịu ăn và nhanh béo hơn. Bí quyết này được tôi nghĩ ra khi chứng kiến ngày xưa các cụ dùng bỗng rượ‌u để vỗ béo trâu, bò, nay tôi cho chúng uống cốc rượ‌u…”, anh Tuấn nói.



Với “công nghệ” vỗ béo có một không hai của anh Tuấn-cho trâu, bò uống rượ‌u, chỉ tầm 45 ngày đã cho lãi 3 triệu đồng/con.

Dù trâu hay bò, khi đã vào tay anh Tuấn, chỉ chừng 45 ngày đã có thể dắt đi chợ bán. Vị chủ nhà cho biết, trung bình chi phí tiền cám cũng vào từ 1- 1,5 triệu đồng/con, chưa kể công cắt cỏ và những thức ăn khác.

Một góc phiên chợ trâu, bò Lương Thông (xã Lương Thông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Nơi đây, tháng nào anh Tuấn cũng dắt mấy con trâu, bò đã vỗ béo bằng công nghệ “cho uống rượ‌u” ra để bán.



“Sau một tháng, mỗi con trâu, bò vỗ béo có thể cho lãi từ 3-4 triệu đồng. Mỗi tháng, tôi bán cũng được tầm 4-5 con, cho thu nhập từ 15-20 triệu đồng. Trước kia gia đình tôi ở mãi trên bản Phja Viềng, xã Đa Thông, một bản người môn‌g ở tít non cao của huyện Hà Quảng này. Do việc đi lại rất vất vả nên đã quyết định hạ sơn và gắn bó với nghề nuôi trâu, bò vỗ béo bây giờ”, anh Tuấn tâm sự.

Chị Nông Thị Tuyết Mai, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho biết, hầu hết các hộ trong thôn đều có nghề vỗ béo trâu, bò, giờ đây nghề này đã trở thành nghề chính của người dân.

“Những hộ vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Cao Bằng hoặc từ các nguồn khác đều sử dụng rất hiệu quả, không có hộ nào chậm trả hoặc nợ xấu. Có thể nói, nghề vỗ béo trâu, bò ở đây đã thực sự giúp nâng cao đời sống của bà con”, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Thông Nông khẳng định.



Nguồn bài viết

Bài trướcMột số trường ở Đồng Nai không tổ chức khai giảng | Giáo dục
Bài tiếp theoViệt Nam nhập khẩu thịt và sữa gần 2,3 tỷ USD