Bộ Công Thương sẽ làm gì để hút tư nhân đầu tư vào ngành điện?


Để có cơ chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đã và đang nghiên cứu đề xuấ‌т cơ chế chính sách cho giai đoạn tới như: Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), cơ chế đấu thầu…

Tư nhân hết sức quan trọng

Thời gian tới, sự phát triển của ngành điện ngày càng gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc thoả mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế quốc dân và cải thiện đời sống nhân dân.

Theo Bộ Công Thương cụ thể là nhu cầu điện đang và còn tiếp tục tăng trưởng nhanh; nguồn năng lượng sơ cấp đang cạn dần và khả năng cung cấp nguồn năng lượng sơ cấp hạn chế, dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu; phân bố trên vùng miền mấ‌t cân đối dẫn đến tăng thêm lượng điện truyền tải lãng phí, tổn thất truyền tải còn cao …

Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước chưa đạt được mức tín dụng để có thể tự đi vay vốn từ các Tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư vào những dự án kết cấu hạ tầng lớn.



Việc thu xếp nguồn vốn vay ngày càng khó khăn do các Tổ chức tài chính quốc tế ngày càng khắt khe và sẽ không tiếp tục cung cấp vốn cho các dự án nhiệt điện than, trong khi đó, các nguồn năng lượng thay thế khác vẫn còn đắt đỏ, chưa phù hợp với mặt bằng thu nhập chung của người dân…

Nhấn mạnh vào vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong phát triển các dự án nguồn điện, Bộ Công Thương nêu rõ, về phát triển các dự án nhiệt điện: Các dự án đầu tư nguồn điện theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) được xem như là một trong những biện pháp hàng đầu nhằm để huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng ngành điện.

Đây được coi như là một giải pháp hữu hiệu phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các nước đang phát triển hay của Việt Nam nói riêng hiện nay.

Trước xu hướng vận dụng tối đa tính chủ động của khu vực tư nhân, việc sử dụng vốn và tính hiệu quả của khu vực này là cách duy nhất để thực hiện và hiện đại hoá các công trình nguồn điện, từ đó giúp cho nền kinh tế được phục hồi và tăng trưởng.

“Hình thức BOT không những góp phần làm giảm bớt tình trạng thiếu hụt điện năng, giảm bớt gánh nặng đầu tư cho nhà nước mà còn đem lại các lợi ích khác như chuyển giao công nghệ, sử dụng vốn, sáng kiến, bí quyết công nghệ, trình độ quản lý của khu vực tư nhân và đạt được các mục tiêu khác”, đại diện Bộ Công Thương cho biết.



Về phát triển năng lượng tái tạo, tính đến hết ngày 11/5/2020, đã có 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời (ĐMT) và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại. Hầu hết các dự án này do các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài đầu tư.

Mấu chốt là cơ chế giá hấp dẫn

Theo tìm hiểu của phóng viên, để có cơ chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đã và đang nghiên cứu đề xuấ‌т cơ chế chính sách cho giai đoạn tới như: Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), cơ chế đấu thầu để vừa thu hút đầu tư, tăng cường tính minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp và đáp ứng các mục tiêu phát triển của ngành điện.

Ở khâu hạ tầng truyền tải điện, Bộ Công Thương cho rằng để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư thì cơ chế khuyến khích về giá phát điện là một trong giải pháp chính, tạo động lực cho nhà đầu tư phấn đấu thực hiện đầu tư của dự án, trong đó có đầu tư hạ tầng lưới điện đấu nối.

Ví dụ như trường hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam. Đây là nhà đầu tư dự án Điện mặt trời (450 MW) tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.



Doanh nghiệp này đã đề xuấ‌т đầu tư nhà máy kết hợp đầu tư hạ tầng truyền tải bao gồm Trạm biến áp 500 kV và đường dây đấu nối 500 kV, 220 kV đấu nối và bàn giao lại 0 đồng cho ngành điện quản lý và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Điều này chứng tỏ rằng, với cơ chế giá điện hấp dẫn, nhà đầu tư sẵn sàng chấp thuận đầu tư cả phần hạ tầng lưới điện đấu nối mà vẫn đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Ngoài đánh giá tiềm năng về mặt phát điện, nhà đầu tư sẽ phải xem xét phát triển dự án tại các vị trí thuận lợi và tối ưu trong việc giải tỏa công suất phát, xá‌с định phạ‌м vi đầu tư từ nguồn đến hạ tầng đấu nối, đánh giá hiệu quả dự án một cách tổng thể trước khi có đề xuấ‌т và quyết định đầu tư.

Nhấn mạnh về mối tương quan giữa chính sách giá điện và các nguồn lực ngoài nhà nước vào đầu tư năng lượng, đại diện lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) bày tỏ quan điểm: “Khi nhà đầu tư thấy mức giá bảo đảm thu lại được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận thì họ sẽ đầu tư. Thậm chí, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng truyền tải để đảm bảo nguồn lợi nhuận này”.



Nguồn bài viết

Bài trướcKhổ sở trên “con đường siêu ngập” Phan Huy Ích sau cơn mưa chiều muộn | Thời sự
Bài tiếp theoTầng lớp trung lưu thúc đẩy nhu cầu mua nhà