Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi lươn không bùn được hàng chục hộ dân ở thị xã Ngã Năm (sóc Trăng) áp dụng cho thu nhập khủng.
Nuôi lươn không bùn mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Xem Video: Lão nông sống nhàn nhờ nuôi lươn bán giống
3.000 con lươn trong hồ nuôi 5m2
Đến thăm các hộ nuôi lươn không bùn ở thị xã Ngã Năm (sóc Trăng), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy các hồ nuôi được thiết kế với diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 5m2 mỗi hồ. Thế nhưng, không gian hồ nuôi nhỏ hẹp ấy lại có thể chứa tới vài ngàn con.
Chủ một hộ nuôi lươn trong vùng cho biết việc thiết kế hồ nuôi rất đơn giản, không cần diện tích quá lớn. Đặc tính của lươn là thích trú ẩn nên phải dùng những tấm phên tre đan lại với nhau để tạo chỗ trú ẩn cho lươn.
Bể nuôi cần thiết kế một đường cấp nước và phải có ống thoát nước ra bên ngoài. Việc này nhằm chủ động thay nước thường xuyên, đúng định kỳ để đảm bảo nước trong hồ không bị ô nhiễm.
Khi thường xuyên thay nước trong hồ nuôi, các chất ô nhiễm hay mầm bệnh sẽ không có điều kiện bám vào thức ăn và đi vào đường ruột của lươn. Nhờ đó, lươn sẽ được phòng bệnh hiệu quả.
Cũng theo chủ hộ nuôi này, song song với việc thiết kế đường cấp nước cần có thêm hệ thống xử lý nước trước khi bơm vào hồ nuôi. Cùng với đó, người nuôi cũng cần dự trữ một lượng muối để định kỳ pha với nguồn nước phòng dịch bệnh cho lươn.
Theo người nuôi, nên thay nước đều đặn 3 lần mỗi ngày cho lươn trước các cữ cho ăn. Việc cho lươn ăn cũng nên chọn giờ cố định để tạo phản xạ tốt cho lươn.
Quá trình nuôi, người nuôi cần theo dõi sự phát triển của lươn, từ đó tiến hành phân loại những con nhỏ hơn đưa sang hồ nuôi riêng. Việc này nhằm tránh trường hợp những con nhỏ sẽ bị ăn bởi những con lớn hơn, đồng thời giúp lươn phát triển đồng đều về kích cỡ.
Lươn nhỏ sau khi được phân loại sẽ được cho ăn chế độ riêng, nhiều dinh dưỡng để bắt kịp tốc độ phát triển của đàn như cá, ốc, trùn quế, trứng vịt…
Mỗi năm bỏ túi hàng trăm triệu đồng
Theo các hộ nuôi lươn ở địa phương, do nuôi không bùn nên việc quan sát, theo dõi lươn dễ dàng hơn từ đó kịp thời xử lý các vấn đề vì thức ăn, ô nhiễm, dịch bệnh… Trong khi đó, nuôi lươn có bùn do khó quan sát nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ rủi ro cũng cao hơn nuôi không bùn.
Cái khó nhất các hộ mới nuôi thường gặp phải có lẽ là vốn đầu tư ban đầu để mua con giống và chi phí thức ăn. Cạnh đó là nắm được kỹ thuật nuôi.
Bình quân mỗi hồ 5m2 thả được khoảng 3.000 con, cho năng suất khoảng 400 kg
Khi đã nắm kỹ thuật, quá trình chăm sóc lươn chỉ cần 1 người là có thể quán xuyến khoảng 10 hồ nuôi. Điều quan trọng là làm sao đảm bảo theo dõi thường xuyên nguồn nước trong hồ để thay nước kịp thời, đảm bảo môi trường tố cho lươn sinh trưởng.
Nếu việc thay nước không đảm bảo thường xuyên và kịp thời, nước trong hồ sẽ bị ô nhiễm, lươn sẽ bỏ ăn và có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Khi đó, người nuôi sẽ khó tránh khỏi thiệt hại.
Với lươn giống có kích cỡ khoảng 500 con/kg, thời gian nuôi trung bình khoảng 9-10 tháng sẽ đạt cỡ xuất bán. Bình quân mỗi hồ 5m2 thả được khoảng 3.000 con, cho năng suất khoảng 400 kg.
Nếu giá cả ổn định như hiện nay, lợi nhuận đạt khoảng 100.000 đồng mỗi kilogam. Trừ các khoản chi phí, mỗi năm người nuôi có thể bỏ túi hàng trăm triệu đồng.
Tận dụng phụ phẩm trong quy trình khép kín
Được biết, với mô hình nuôi lươn không bùn, người nuôi còn có thể tận dụng nguồn thức ăn thừa trong một quy trình khép kín. Theo đó, nước cấp đầu vào nuôi lươn sạch, thức ăn, nước thải thừa từ phân lươn dùng nuôi cá trê, rắn…
Toàn bộ nước thải sau đó sẽ được dùng làm nước phân tưới cho cỏ nuôi bò, phân bò dùng nuôi trùn quế, trùn quế làm thức ăn lại cho lươn.
Nhờ quy trình xử lý nước tuần hoàn, các phụ phẩm từ nuôi l