Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn nhiều thí sinh chưa nắm chính xác cách ghi hồ sơ đăng ký dự thi cũng như sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nguyện vọng khi đăng ký xét tuyển vào ĐH,CĐ.
Cần ghi chính xác từng thông tin, từng ký tự
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh còn lưu ý TS: Cũng như các năm trước, số lượng NV đăng ký là không giới hạn, tuy nhiên, TS cần sắp xếp các NV theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống (NV1 là NV ưu tiên cao nhất) để đảm bảo cơ hội được học tập đúng ngành yêu thích.
Một học sinh có nick Huyen Nguyen (Trường THPT Di Linh), hỏi: “Mục số 4 phần A thông tin cá nhân dùng để điền số CMND hoặc thẻ căn cước công dân, bên phải có 12 ô nhưng số CMND của em có 9 chữ số. Vậy em ghi từ phải qua trái hay ngược lại và chừa trống các ô còn lại ra sao?”.
Giải đáp cho thắc mắc này, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, thông tin: “Ở chỗ ghi chứng minh nhân dân và có 12 ô, khi điền, em bỏ trống 3 ô đầu và ghi từ ô thứ 4 trở đi. Các em chú ý trong những năm qua TS hay sai sót ngày tháng năm sinh, phải ghi 2 chữ số, ví dụ 01.08.2002. Bên cạnh đó, nhiều TS cũng ghi mã ngành không tương ứng với mã trường, hệ thống xét tuyển sẽ không tìm thấy. Các em cũng cần ghi đúng khu vực và đối tượng ưu tiên nếu không muốn thiệt thòi và rắc rối sau này, vì khi đó phải giải trình xác định từ Sở GD-ĐT, Bộ mới được thêm điểm”.
Một điều hết sức quan trọng trong khai hồ sơ đăng ký dự thi lúc này là chọn NV xét tuyển ĐH và CĐ. Một TS hỏi: “Trong phiếu đăng ký xét tuyển có 20 dòng tương đương với tối đa 20 NV, vậy nếu em muốn đăng ký nhiều hơn số NV này thì tự thiết kế lại mẫu phiếu hay viết tràn ra ngoài?”. Theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, trong những năm qua, TS xét tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có đến 90% trúng tuyển ở NV 1, 2, 3 chứ ít ai đến NV thứ 4, 5 mới trúng tuyển. “Các em không nên đăng ký quá ít để tránh mất cơ hội, nhưng cũng không nên đăng ký quá nhiều, khoảng dưới 10 NV là hợp lý”.
|
Nếu không đăng ký xét tuyển ngày 15.6, thì sau có còn cơ hội?
Một học sinh Trường THPT Bảo Lộc hỏi: “Gia đình em rất khó khăn nên em dự định không tham gia xét tuyển ĐH. Nếu trong phiếu đăng ký dự thi này em chỉ chọn mục đích thi để xét tốt nghiệp thì sau này còn cơ hội xét tuyển ĐH không?”.
Học lực trung bình nên chọn học ĐH hay CĐ?Một phụ huynh gửi câu hỏi đến chương trình: “Con tôi có học lực trung bình, tôi rất muốn bằng mọi cách con có được tấm bằng ĐH để bằng bạn bè trang lứa. Nhưng ba cháu đang thuyết phục tôi nên để con học bậc CĐ vì phù hợp với sức học của con, sau này nếu muốn học liên thông thêm. Thầy cô cho tôi lời khuyên nên quyết định thế nào?”. Thạc sĩ Đường Anh Tân, Giám đốc Trung tâm thực hành Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, thông tin: “Học bậc học nào không quan trọng, quan trọng là các em xác định được ngành nghề nào phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân cũng như điều kiện gia đình. Chọn bậc học phù hợp với sức học sẽ giúp các em không phải bỏ dở giữa chừng như khi học một bậc học quá sức. Ngoài ra, các em sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí, nhanh chóng có bằng tốt nghiệp và ra đi làm. Các em hoàn toàn có thể liên thông lên ĐH nếu muốn. Đối với các trường CĐ (các ngành không thuộc sư phạm) thuộc Bộ LĐ-TB-XH quản lý nên để đăng ký xét tuyển, các em cần vào web của trường mình quan tâm để đọc thông tin cụ thể của đề án tuyển sinh, cách thức đăng ký xét tuyển . Các em chỉ cần đậu tốt nghiệp là đủ điều kiện đậu vào các trường CĐ”.
|