Cục Bảo vệ thực vật (BVTV ), Bộ NN&PTNT cho rằng, một đề xuất mới đây của Bộ Công Thương liên quan đến kiểm tra, giám sát xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản hoàn toàn không phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định Pháp Luật của Việt Nam về kiểm dịch thực vật; gây hiểu lầm cho các bên liên quan, cũng như không phù hợp với tiến độ đàm phán.
Cục BVTV cho rằng, đề xuất “tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập“ tham gia vào quá trình giám sát vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản đã gây hiểu lầm, trái thông lệ quốc t
Chiều 3/6, Cục BVTV cho biết, hồi 15h30 ngày 3/6, chuyên gia của Nhật Bản đã đến Việt Nam trên chuyến bay VN311. Cục BVTV đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang và các cơ quan hữu quan để đón chuyên gia theo đúng quy định về phòng chống dịch Coѵīd-19.
Tham gia đoàn đón chuyên gia còn có đại diện của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Cũng trong trong ngày 3/6, ông Hoàng Trung, Cục trưởng BVTV đã ký văn bản gửi Bộ Công Thương liên quan đến vấn xuất khẩu vải thiều từ Việt Nam sang Nhật Bản. Cục BVTV cho biết, Cục này được Bộ NN&PTNT giao giải quyết hàng rào kỹ thuật để mở cửa cho trái vải thiều tươi của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Kể từ năm 2017, Cục đã phối hợp với Cơ quan kiểm dịch thực vật của Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) thực hiện nhiều thí nghiệm về xử lý bằng biện pháp xông hơi khử trùng để làm cơ sở cho các phiên thảo luận kỹ thuật và đàm phán điều kiện nhập khẩu về kiểm dịch thực vật.
Đến ngày 15/12/2019, MAFF đã đồng ý với Bộ NN&PTNT điều kiện nhập khẩu vải thiều tươi từ Việt Nam sang Nhật Bản. Theo kế hoạch đưa ra hồi đầu tháng 3/2020, phía Nhật Bản dự kiến sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam vào giữa tháng 4/2020 để kiểm tra các cơ sở xử lý và trực tiếp giám sát công tác kiểm dịch cũng như xử lý từng lô vải xuất khẩu.
Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Coѵīd-19, vào tháng 3/2020, phía Nhật Bản đã ủy quyền cho Cục BVTV kiểm tra kỹ thuật và đăng ký cho 3 cơ sở xử lý. Theo đó, Cục BVTV đã tiến hành kiểm tra, hoàn thành đăng ký 3 cơ sở xử lý và đã gửi báo cáo kỹ thuật cũng như kết quả kiểm tra cho Nhật Bản vào ngày 24/4/2020.
Liên quan tới vấn đề kiểm tra và đăng ký các cơ sở xử lý, Cục BVTV cho biết: Ngày 5/5/2020, trong bài “Bộ Công Thương hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu quả vải tươi sang Nhật Bản” của Báo Công Thương đề cập: “Bộ Công thương có văn bản gửi Sở Công Thương Hải Dương và Sở Công Thương Bắc Giang…” và đề xuất “tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập…”.
Tuy nhiên, theo Cục BVTV, đề xuất này hoàn toàn không phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định Pháp Luật của Việt Nam về kiểm dịch thực vật. Việc cung cấp thông tin như vậy gây nhiều hiểu lầm cho các bên liên quan, cũng như không phù hợp với tiến độ đàm phán.
Về việc trao đổi kỹ thuật giữa hai bên sau khi đăng ký 3 cơ sở xử lý, đây là lần đầu tiên Việt Nam tự thiết kế và xây dựng hệ thống chamber khử trùng thương mại và phía Nhật Bản cũng chưa có kinh nghiệm giám sát khử trùng quả vải bằng chamber thương mại tương tự.
Chiều 3/6, chuyên gia Nhật Bản đã đến Việt Nam
Do đó, sau khi hoàn thành đăng ký 3 cơ sở xử lý, hai cơ quan kiểm dịch tiếp tục trao đổi và đã thống nhất các vấn đề về quy trình và thông số kỹ thuật liên quan đến công tác xử lý quả vải tươi.
Nhằm xuất khẩu vải cho kịp thời vụ trong bối cảnh đại dịch Coѵīd-19, ngày 14/5/2020, Cục BVTV đã tổ chức buổi họp trực tuyến với MAFF và Đại sứ quán Nhật Bản để thống nhất các vấn đề về: Đặc cách phái cử chuyên gia kiểm dịch thực vật sang Việt Nam; giải pháp kỹ thuật; kế hoạch xuất khẩu; phương án đón tiếp, cách ly và chi trả kinh phí cho chuyên gia (cả khi chuyên gia ở Nhật Bản và Việt Nam).
Sau cuộc họp trên, Cục BVTV tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Nhật Bản và các cơ quan liên quan của Việt Nam như: Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, Bộ Ngoại giao, Hàng không Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Giang… để tạo điều kiện cho chuyên gia kiểm dịch thực vật Nhật Bản sớm sang Việt Nam.
Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng đã có văn bản trình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Coѵīd-19, để xin phép được áp dụng cơ chế đặc biệt về thời gian cách ly đối với chuyên gia của Nhật Bản.