HomeThương trườngĐịa ốc Tây Nam Bộ trước cơ hội đón sóng đầu tư

Địa ốc Tây Nam Bộ trước cơ hội đón sóng đầu tư

Thành phố Cần Thơ – trọng điểm kinh tế của Tây Nam Bộ là đang điểm đến của các doanh nghiệp địa ốc trong cả nước thời gian qua.

Trong bối cảnh quỹ đất sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM ngày càng khan hiếm, các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chuyển dịch đầu tư sang các thị trường lân cận. Các địa phương có lợi thế phát triển kinh tế, công nghiệp, đặc biệt du lịch phát triển thường là ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư. 

Ở miền Bắc thời gian qua ghi nhận sự sôi động thị trường Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… bởi các địa phương có sự đầu tư mạnh về hạ tầng công nghệ – công nghiệp. Phía Nam đang có sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi như Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Đến nay, Tây Nam Bộ có sự góp mặt của hầu hết “ông lớn” như Sun Group, KITA Group, Nam Long, LDG Group… Hàng loạt dự án từ trung cấp đến cao cấp sẽ được các doanh nghiệp này triển khai trong năm 2020.

Hệ thống hạ tầng phát triển ngày càng đồng bộ, tập trung vào các công trình giao thông, siết chặt các tuyến theo trục dọc đã góp phần nâng tầm vị thế của bất động sản khu vực này. Đáng kể nhất là hai dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Mỹ Thuận – Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cao tốc Mỹ Thuận – Trung Lương sẽ phải thông tuyến vào cuối năm 2020 và hoàn thành trong năm 2021. Cầu Mỹ Thuận 2 cũng chính thức khởi công xây dựng vào 27/2. 

Là trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và được đầu tư mạnh trong những năm qua, Cần Thơ đang lọt vào tầm ngắm của nhiều doanh nghiệp tại thị trường phía Nam. Thành phố hội tụ nhiều yếu tố về kinh tế, văn hóa, giáo dục… thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2019, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) của Cần Thơ đạt hơn 100.000 tỷ đồng, đứng đầu vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cần Thơ đang thu hút nhiều nhà phát triển dự án. Ảnh: Shutter Stock.

Cần Thơ đang thu hút nhiều nhà phát triển dự án. Ảnh: Shutter Stock.

Nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn đang được triển khai như đường cao tốc TP HCM – Cần Thơ, cầu Vàm Cống nối cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp) liên kết vùng giữa Cần Thơ và các tỉnh lân cận…

Hệ thống giao thông đường thuỷ, hàng không tại Cần Thơ cũng tăng trưởng liên tục những năm qua. Toàn thành phố có hơn 1.157 km mạng lưới đường thủy. Sân bay Cần Thơ lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện khai thác thương mại các tuyến quốc nội và quốc tế, giúp kết nối thuận tiện với các địa phương trong cả nước và một số thành phố lớn khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Tổng công ty Hàng không Việt Nam cũng đề xuất thực hiện dự án Trung tâm logistics hàng không tại Cần Thơ với quy mô 27 ha tại quận Bình Thủy. 

Bộ mặt đô thị tại Cần Thơ ngày càng trở nên hiện đại, sầm uất với sự có mặt của hệ thống siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như tổ hợp trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp 5 sao Vincom Xuân Khánh, Vincom Hùng Vương, Big C, Mega Market, Co.op Mart, Lotte Mart… 

Hệ thống hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ, cộng hưởng với định hướng phát triển bền vững tạo nên lợi thế để bất động sản Cần Thơ bứt phá và trở thành điểm đón sóng đầu tư mới. 

Báo cáo thị trường mới công bố của JLL cho thấy, một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái. Trong bối cảnh thuận lợi của nền kinh tế tăng trưởng tốt, chính trị ổn định, bất động sản được dự đoán tiếp tục là một trong những lĩnh vực chủ chốt thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, bất động sản là ngành được ví như cánh chim “báo bão” của nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Chính phủ đã vào cuộc với những chính sách hỗ trợ, gỡ nút thắt thị trường như giảm thuế, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.

Gói tín dụng 250.000 tỷ đồng được áp dụng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách mua bất động sản. Cùng với đó, Chính phủ cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng có biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí…

Dù chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn, các nhà phát triển bất động sản đang chuẩn bị các dự án mới để đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước khi mức cầu phục hồi.

Hoài Phong

Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img