HomeTài chính - Ngân hàngThủ tướng đồng ý thí điểm 'tiền di động'

Thủ tướng đồng ý thí điểm ‘tiền di động’

Thủ tướng đồng ý thí điểm ‘tiền di động’

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Thủ tướng Chính phủ mới đây đồng ý triển khai thí điểm việc dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, được gọi là dịch vụ Mobile Money (tiền di động).

Quản lý ví điện tử và tiền di động: nguy cơ lớn từ sự ẩn danh

https://www.thesaigontimes.vn/
Thanh toán di động ngày càng trở nên phổ biến. Ảnh: V.D.

Theo Nghị quyết 84 của Chính phủ ban hành ngày 29-5, về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý triển khai thí điểm loại hình tiền di động (Mobile Money), tức dùng tài khoản viễn thông thanh toán các dịch vụ giá trị nhỏ.

Trước đó, vào tháng 4, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện dự thảo và trình Chính phủ đề án này. Trên thực tế từ năm 2019, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất thí điểm dịch vụ Mobile money, trong bối cảnh chưa có quy định cụ thể nào về dịch vụ tài chính dựa trên nhà mạng, trong khi Ví điện tử thì mở rộng ngày càng nhanh chóng.

Hiện cả 3 nhà mạng viễn thông lớn là Viettel, VNPT, MobiFone đều cho biết đã sẵn sàng cho cuộc thí điểm chưa từng có tiền lệ này, mở ra nhiều cơ hội cho nhà mạng khi lấn sân sang mảng dịch vụ tài chính.

Hiện vẫn chưa rõ chi tiết của dự thảo về loại hình hoạt động mới này, nhưng theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước, quy định sẽ không cho phép các tài khoản này nạp tiền từ thẻ cào, mà người dùng phải tiến hành nạp, rút tại tài khoản ngân hàng đăng ký. Hạn mức cũng sẽ không quá 10 triệu đồng/tháng.

Loại hình thanh toán qua di động đang tăng rất nhanh nên cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về bảo mật, do đó việc định danh khách hàng là sự bắt buộc.  “Nguy cơ lớn nhất trong giao dịch không gian mạng là sự ẩn danh”, ông Dũng nói. Cũng theo ông Dũng, có đến 2/3 nội dung trong dự thảo là dành cho việc quản lý các rủi ro trong giao dịch, phòng, chống tội phạm mạng và các hành vi rửa tiền.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu và đào tạo BIDV, về bản chất Mobile Money tương tự như ví điện tử (cũng là một dạng tiền điện tử e-money), nhưng khác so với Mobile Banking (dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động) ở chỗ Mobile Banking là công cụ của ngân hàng, kết nối với tài khoản khách hàng để thực hiện các dịch vụ truyền thống như gửi tiền, cho vay, thanh toán… Trong khi đó, Mobile Money có thể không kết nối với tài khoản ngân hàng, chủ yếu để thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền với giá trị giao dịch nhỏ.

Trên thế giới, Mobile Money được vận hành và quản lý theo 4 mô hình khác nhau, nhưng trong đó mô hình điều hành bởi các nhà mạng di động được đánh giá là linh hoạt, tạo điều kiện phát triển nhưng lại rủi ro nhất.

Mobile Money hiện đang hoạt động tại 90 quốc gia với gần 870 triệu tài khoản đăng ký, 272 ứng dụng, doanh số giao dịch mỗi ngày bình quân 1,3 tỉ đô la và hơn 1 triệu tài khoản duy trì hoạt động trong ít nhất là 90 ngày. Ở châu Phi, các nền kinh tế Ghana, Kenya và Uganda đang phát triển nhanh dịch vụ này và mỗi người lớn có ít nhất bình quân từ 1-1,7 tài khoản Mobile Money. Còn tại châu Á, Thái Lan và Ấn Độ đang có tốc độ phát triển loại hình dịch vụ này rất nhanh, với một nửa hoặc 2/3 người lớn có tài khoản Mobile Money.



Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img