“Kéo” học sinh cùng vận động
|
Bảo Trân cũng đã lên kế hoạch sắp tới tổ chức các buổi nói chuyện, tại đó bạn trẻ có thể gặp gỡ trực tiếp bác sĩ, cùng hỏi đáp với chuyên gia. Trân cũng sẽ kết nối với các bác sĩ trong thời gian du học Đức để hỗ trợ dự án. Các thành viên dự án cho hay trước khi kêu gọi mọi người quý trọng sức khỏe, chính họ cũng đều đặn tập luyện thể thao, chăm chỉ nấu ăn để các bữa ăn đủ chất.
Trân trọng sức khỏe trước khi quá muộn
Trần Thu Hường (14 tuổi, học sinh Trường THCS Lý Thánh Tông, Q.8, TP.HCM) khi được bạn bè giới thiệu những lời khuyên sức khỏe trong dự án, đã giật mình: “Em nhiều ngày học bài tới 2 giờ sáng, ăn mì gói một ngày tới 3 lần, trước ngày thi thì uống cà phê đêm với ý nghĩ như thế sẽ có sức học. Em đã đối xử sai với cơ thể của mình rồi”.
Biết giật mình vì đối xử sai với cơ thể, cũng là lúc người trẻ đã có ý thức trân trọng sức khỏe, theo những người sáng lập dự án về sức khỏe học đường. Bảo Trân thời học THPT cao chưa tới 1,6 m nhưng nặng 65 kg vì luôn uống thỏa sức, ngủ nghỉ không điều độ, không tập thể thao. Em gái của Trân là Phan Diệp Bảo Châu, 19 tuổi, cựu học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3 (đang gap year) ngày đi học cũng bị rối loạn tiêu hóa nặng do ăn đồ ngọt không kiểm soát.
“Thanh xuân qua đi rất nhanh, nếu chúng ta bê tha với sức khỏe thì sau này người phải trả giá không ai khác chính là mình. Chúng tôi muốn xây dựng cộng đồng mà trong đó mọi người biết trân trọng sức khỏe trước khi quá muộn”, Phan Diệp Bảo Trân, người đã giảm 15 kg trong thời gian qua, nói.
Dự án rất dễ thương Bác sĩ Diệp Thị Bạch Tuyết, công tác tại Trung tâm y tế Q.3, TP.HCM, chia sẻ với PV Thanh Niên như vậy. “Tôi chú ý tới dự án này từ thời gian cách ly xã hội vì Covid-19, các bạn trẻ luôn có nhiều ý tưởng để thời gian ở nhà của mình không lãng phí, những lời khuyên chăm sóc sức khỏe của các bạn tôi nghĩ đóng góp được nhiều cho cộng đồng”, bác sĩ Tuyết nói.
|