HomeGiáo dụcCây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! |...

Cây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! | Giáo dục

Nhiều trường rà soát, cắt tỉa cây xanh

Sáng nay, 26.5, chúng tôi có mặt tại nhiều trường học tại TP.HCM, nhiều phụ huynh bày tỏ băn khoăn lo âu sau vụ cây phượng bật gốc khiến học sinh tử vong.

Tại Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Q.4, N.T.M.H, có con học tại trường này, lo lắng: “Trường con tôi có 2 cây phượng rất lớn và nhiều cây sa kê. Cây phượng mùa này trổ hoa đẹp, nhưng bây giờ sau vụ tai nạn sáng nay tôi lo lắng quá, không biết làm sao”.
Chị Phạm Thanh Thảo, phụ huynh học sinh học tại Trường THCS Lý Thánh Tông, Q.8, TP.HCM, cho biết sáng nay 26.5, chị rất xót xa khi biết tin một bạn học sinh tử vong vì cây phượng trong trường bật gốc ở Q.3. “Trường học của con tôi không có nhiều cây lớn, chỉ có một số cây nhỏ. Nhưng sáng nay, các thầy cô cũng nhắc nhở các con trời mưa không nên đứng dưới những khu vực có cây, dù ở trường học hay ở các nơi khác”, chị Thảo nói.


Cây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! - ảnh 1

Học sinh một trường THPT tại Q.1 tập thể dục dưới tán cây sáng nay 26.5


Cây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! - ảnh 2

Đang là mùa mưa ở TP.HCM, nguy cơ cây xanh gãy đổ rất lớn, học sinh đi học mùa này càng phải chú ý an toàn


Cây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! - ảnh 3


Cây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! - ảnh 4

Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Q.4 có nhiều cây cổ thụ lớn khiến phụ huynh không khỏi lo lắng, ảnh chụp trưa 26.5

Anh Hoàng Anh, giáo viên Trường THPT Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM chia sẻ để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường trong mùa mưa, bão nhà trường luôn đảm bảo thường xuyên kiểm tra cắt tỉa cành cây, những cây có nguy cơ đổ gãy mục ruỗng đều cưa thân, trồng các cây mới… “Trong sáng 26.5, khi vừa biết tin Trường THCS Bạch Đằng có học sinh tử vong vì cây phượng trong trường bật gốc, tôi thấy Ban giám hiệu Trường THPT Lê Minh Xuân tiếp tục cho người kiểm tra các cây xanh trong trường”.

Một giáo viên tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho biết ban giám hiệu nhà trường luôn có một bộ phận chuyên đảm nhiệm việc chăm sóc cây cối trong trường, tỉa cành cây… “Trong sáng 26.5, sau khi vụ việc đau lòng ở Trường THCS Bạch Đằng xảy ra, ban giám hiệu và người phụ trách cũng đã kiểm tra, rà soát các cây cối tại trường một lần nữa”, giáo viên này cho biết.

Anh Trần Nguyễn Tuấn Huy, giáo viên Trường THCS Trần Bội Cơ, Q.5, TP.HCM chia sẻ thực sự sáng nay rất buồn khi đọc tin học sinh Trường THCS Bạch Đằng tử vong, nhiều em bị thương vì cây phượng sân trường bật gốc. Đến trường, đi học, không ai ngờ các em bị tai nạn như thế…

Chú ý nguy cơ rò rỉ điện

Anh Nguyễn Quang Hùng, phụ huynh có con đang học tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM, làm trong ngành điện tại Q.5, cho hay không phải sau vụ việc học sinh tử vong vì cây phượng bật gốc trong sân trường anh mới nhắc con chú ý an toàn khi đến trường mùa mưa bão. “Khi đang mưa lớn tôi không chở con ra đường, kể cả trễ học cũng được, lúc mưa lớn mà ra đường dễ bị cuốn xe vào các bãi ngập, lọt xuống cống, gió tạt cũng khiến mình dễ ngã hơn, cây cối rớt đổ, dây điện rớt người, nguy cơ sét đánh”, anh Hùng nói.
Không chỉ nguy cơ tai nạn vì cây xanh đổ, bật gốc trong mùa mưa, bão, khi đi học mùa này, các học sinh cần chú ý trước nguy cơ rò rỉ điện, tránh bị điện giật.


Cây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! - ảnh 5

Trường THPT Trần Khai Nguyên cũng có nhiều cây lớn

Anh Phạm Lê Thanh, giáo viên hóa học Trường THPT Ngô Quyền, Q.7, TP.HCM, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên: “Nếu xảy ra sự cố rò rỉ điện (thiết bị dây dẫn bị tróc, bị hở mạch do cũ, lâu ngày) thêm yếu tố mùa mưa, bão thì rất nguy hiểm nếu không may các em tiếp xúc với nước mưa hay dòng nước có nguồn điện rò rĩ sẽ bị điện giật. Lời khuyên tốt nhất dành cho các em là không chạy nhảy, vui đùa dưới mưa, không đứng dưới các cột điện hay thiết bị điện khi trời mưa, giông, bão. Không đi chân trần, phải mang giày dép mủ, dép nhựa, cao su … (đây là các vật liệu cách điện đơn giản nhất …)”, anh Thanh nói.

“Khi phát hiện dây dẫn điện bị sự cố tróc võ, hay xước, trầy, hay dây điện đứt rơi xuống đất bất thường, có nguy cơ rò rĩ điện phải báo ngay cho thầy cô, các bác bảo vệ trường học, nhân viên điện máy bảo trì nhà trường… để khắc phục và sửa chửa ngay, không tự ý chạm, sờ và sửa điện. Khi phát hiện bạn bè bị sự cố điện giật phải dùng giẻ lau, cây, gậy, hay những vật liệu cách điện mà các em đã được học để lôi nhanh người bị nạn ra khỏi nguồn điện, không được chạm hay đụng trực tiếp vào nạn nhân bị điện giật. Các em phải có ý thức bảo đảm an toàn cho chính mình và bạn bè để tránh những nguy hiểm đáng tiếc chết người nơi học đường”, anh Thanh khuyến cáo.


Sinh viên nhiều trường TP.HCM cũng học dưới bóng cây cổ thụ

              

Không chỉ học sinh mà sinh viên nhiều trường ĐH ở TP.HCM như Trường ĐH Sài Gòn (Q.5), Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM (Q.5), Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (cơ sở Thủ Đức), Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (Q.10) đang học dưới những tán cây lâu năm, thân cây lớn.


Cây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! - ảnh 6


Cây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! - ảnh 7

Khu vực trung tâm Trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM (Q.Thủ Đức) sáng 26.5


Cây đổ đè chết học sinh, nhiều phụ huynh lo lắng! - ảnh 8

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM (Q.5) cũng có nhiều cây xanh lớn

Sáng 26.5, chia sẻ với chúng tôi, Trần Thị Hằng, 20 tuổi, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: “Thi thoảng tôi có thấy nhân viên của trường cắt tỉa cành cây. Sinh viên cũng ít khi thấy cành cây gãy đổ hay cây bật gốc trong sân trường nên cũng không mấy lo lắng. Tuy nhiên, sáng nay em đọc báo thấy vụ em học sinh tử vong vì cây phượng bật gốc trong sân trường thì thấy sợ quá”.




Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img