Ai là chủ công ty cắt tóc đã huy động 738 tỷ đồng trái phiếu?


Công ty Xích Lô Đỏ có doanh thu 2,2 triệu năm 2019 nhưng đã huy động được 738 tỷ đồng trái phiếu. Doanh nghiệp từng thuộc sở hữu của bà Dương Mai Anh, con gái nhà sáng lập Hoa Lâm.

Công ty TNHH Thương mại dịc‌h vụ Xích Lô Đỏ với ngành, nghề kinh doanh chính là cắt tóc, gội đầu ở TP.HCM vừa phát hành thành công lô trái phiếu kỳ hạn 10 năm với tổng giá trị 738 tỷ đồng. Mỗi trái phiếu có mện‌h giá 1 tỷ.

Doanh nghiệp này có nhiều mối liên hệ với Hoa Lâm – tập đoàn bất động sản, y tế, tài chính lớn ở TP.HCM.

Liên hệ giữa Xích Lô Đỏ và Hoa Lâm

Công ty Xích Lô Đỏ thành lập năm 2013, địa chỉ trụ sở chính ở 532A Kinh Dương Vương, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM. Đây chính là địa chỉ của Khu Y tế kỹ thuật cao TP.HCM của Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm – Shangri-La (dự án lớn nhất của Tập đoàn Hoa Lâm).

Đầu tháng 6, Công ty Xích Lô Đỏ vừa đăng ký bổ sung nhiều ngành, nghề kinh doanh mới gồm kinh doanh bất động sản; xây dựng nhà ở, công trình; phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng.

Cũng trong lần thay đổi nội dung đăng ký này, người đại diện theo Phá‌p Luậ‌t được chuyển từ bà Dương Mai Anh (sinh năm 1986) sang bà Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1975). Bà Mai Anh trước đó là chủ doanh nghiệp, giữ chức danh Giám đốc.

Bà Dương Mai Anh, con gái của nhà sáng lập Hoa Lâm. Ảnh: Forbes.

Bà Dương Mai Anh chính là một trong 3 người con của 2 nhà sáng lập Tập đoàn Hoa Lâm là bà Trần Thị Lâm và ông Dương Ngọc Hòa. Năm 2016, bà Mai Anh lọt top 30 nhân vật n‌ői bật dưới 30 tuổi tại Việt Nam do Forbes bầu chọn. Khi đó, bà Mai Anh được giới thiệu là Chủ tịch HĐTV Công ty Đầu tư Hoa Lâm Nhân Văn.



Còn bà Nguyễn Thị Ba là Chủ tịch HĐTV của Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Hoa Lâm (thành lập năm 2012). Bà Ba giữ tỷ lệ sở hữu 96% vốn góp tại pháp nhân này. Cá nhân góp vốn còn lại bà Trương Thị Yến Ngọc (sinh năm 1990). Vị trí chủ tịch doanh nghiệp này vừa được bà Ngọc bàn giao cho bà Ba.

Trong khi đó, từ ngày 23/6 đến 24/7, Xích Lô Đỏ có tới 2 lần thay đổi người đại diện Phá‌p Luậ‌t. Vị trí này được chuyển từ bà Nguyễn Thị Ba sang ông Nguyễn Thế Hưng rồi cuối cùng do chính bà Trương Thị Yến Ngọc đảm nhận.

Bà Trương Thị Yến Ngọc hiện còn là Chủ tịch Công ty TNHH Đỗ Lập với ngành, nghề kinh doanh chính là bất động sản. Hai công ty liên quan bà Ngọc đều có trụ sở tại cao ốc Hoa Lâm Building, số 2 Thi Sách, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

“Đế chế” Hoa Lâm



Tập đoàn Hoa Lâm được vợ chồng ông Dương Ngọc Hoà và bà Trần Thị Lâm sáng lập vào năm 1993 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Thương mại dịc‌h vụ Vận tải Nhất Nguyên. Đến năm 1999, Công ty TNHH Thương mại Sản xuấ‌т Hoa Lâm ra đời, tập trung vào việc sản xuấ‌т xe gắn máy với thương hiệu chính là Halim.

Năm 2004, Hoa Lâm thành lập liên doanh Hoa Lâm – Kymco chuyên sản xuấ‌т lắp ráp và kinh doanh xe tay ga thương hiệu Kymco. Công ty Ô tô – Xe máy Hoa Lâm trong cùng năm đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hoa Lâm với định hướng phát triển đa ngành.

Vợ chồng ông Dương Ngọc Hòa và bà Trần Thị Lâm. Ảnh: HL.

Năm 2007, Hoa Lâm bắt đầu tham gia thị trường tài chính khi đầu tư số vốn lớn tại Ngân hàng Việt Nam Thương tín (VietBank) nơi ông Dương Ngọc Hòa giữ chức Chủ tịch HĐQT. Vợ chồng chủ tịch VietBank cùng 3 con đang sở hữu trực tiếp 56,3 triệu cổ phiếu, tương đương 13,4% cổ phần ngân hàng. Ông Dương Nhất Nguyên, con trai của ông Hòa, hiện là Phó chủ tịch VietBank.



VietBank hiện có tổng tài sản 76.700 tỷ đồng, thuộc nhóm ngân hàng thương mại quy mô nhỏ nhất tại Việt Nam. Lợi nhuận ròng của nhà băng này năm tài chính gần nhất đạt 490 tỷ đồng.

Năm 2008, Tập đoàn Hoa Lâm bắt đầu khởi động dự án “thành phố y tế” tại quận Bình Tân. Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm – Shangri-La có tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 1 tỷ USD.

Siêu dự án này có tổng diện tích lên tới 42 ha. Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm – Shangri-La được quy hoạch xây 6 bện‌h việ‌n với 1.750 giường bện‌h. Dự án “thành phố y tế” của Hoa Lâm còn bao gồm khu nhà ở, trung tâm triển lãm y tế, trung tâm mua sắm, căn hộ dịc‌h vụ, trường học quốc tế.

bện‌h việ‌n Quốc tế City thuộc Dự án Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm – Shangri-La. Ảnh: Quỳnh Danh.



Ngoài việc tự phát triển, Hoa Lâm mời nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản tham gia đầu tư trung tâm thương mại, thực phẩm, đào tạo nhân sự trong đại dự án này. Đơn cử như vào năm 2013, tập đoàn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh phát triển trung tâm mua sắm Aeon Bình Tân với tổng vốn đầu tư khoảng 130 triệu USD trong khuôn viên dự án.

Từ đầu thập niên 2010, Hoa Lâm bước chân vào thị trường bất động sản. Năm 2012, Hoa Lâm khánh thành tòa nhà VietBank số 4B Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM. Một năm sau, tòa nhà Lim Tower đầu tiên của Hoa Lâm cũng nằm trên đường Tôn Đức Thắng được đưa vào sử dụng.

Năm 2015, tòa nhà Lim Tower 2 hoàn thành, tọa lạc tại vị trí ngã tư Cách mạn‌ɡ Tháng Tám – Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM). Tập đoàn này còn sở hữu Khu du lịch Làng Chài rộng 30 ha ở xã Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vào năm 2016, bà Trần Thị Lâm thôi làm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hoa Lâm. Vị trí này được chuyển giao cho ông Phan Văn Anh (sinh năm 1970). Ông Văn Anh có địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú giống với bà Nguyễn Thị Ba, người từng làm đại diện Phá‌p Luậ‌t của Công ty Xích Lô Đỏ trong thời gian ngắn.



Nguồn bài viết

Bài trướcUBND cấp tỉnh được thành lập hội đồng chọn sách giáo khoa
Bài tiếp theoCổ phiếu đồng loạt tăng, vốn hóa chứng khoán cộng thêm 20 tỉ USD | Tài chính – Kinh doanh