Trong nước, đầu ngày 21.1, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.158 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày đầu tuần 20.1. Nhưng
ngân hàng Vietcombank vẫn giữ nguyên khi mua vào 23.075 đồng/USD và bán ra 23.245 đồng/USD. Riêng đồng euro giảm nhẹ mu,a vào còn 25.309 đồng/euro, bán ra 26.333 đồng/euro, giảm 71 đồng ở chiều mua vào và giảm 73 đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua.
Trên thị trường thế giới, chỉ số USD-Index theo Kitco lúc 8 giờ ngày 21.1 ở mức 97,64 điểm, tăng 0,04 điểm so với cuối ngày trước đó. Trong phiên giao dịch ngày 20.1, đồng USD cũng đã tăng nhẹ trở lại nhưng lượng giao dịch sụt giảm khi nhiều nước châu Á chuẩn bị đón
Tết Nguyên đán và Mỹ đóng cửa cho ngày lễ Martin Luther King.
Theo Reuters, số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 17.1 vừa qua cho thấy số lượng giấy phép xây dựng nhà ở mới tại Mỹ vào tháng 12.2019 đạt 1,38 triệu hồ sơ và vượt xa ước tính của các nhà kinh tế học. Đây còn là mức tăng lớn nhất của chỉ số này trong 13 năm qua. Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ của nền
kinh tế lớn nhất thế giới cũng đang tăng lên. Dữ liệu tích cực như trên đã làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất trong phiên họp chính sách vào cuối tháng này.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng được dự đoán là sẽ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2020 vào đầu tuần này. Trái lại, để hỗ trợ nền kinh tế đình trệ do bất ổn Brexit gây ra, Ngân hàng Trung ương Anh được kì vọng sẽ hạ lãi suất trong thời gian tới.
Tất cả những dữ liệu đó đang hỗ trợ cho
đồng bạc xanh đứng ở mức cao. Trong khi đó, đồng CNY tăng 0,2% so với đồng USD sau khi tăng vào cuối tuần trước nhờ số liệu tăng trưởng phù hợp với dự đoán. Cụ thể,
Trung Quốc cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 6% trong quí 4/2019, đưa tăng trưởng kinh tế về ngưỡng 6,1% trong năm 2019. Mặc dù số liệu đúng như dự đoán của các nhà kinh tế, đây cũng là mức tăng trưởng yếu nhất của quốc gia châu Á trong gần ba thập kỷ.