Các xe hàng từ Bắc đến Nam hoạt động tối đa công suất nhằm đảm bảo việc cung ứng hàng hóa được diễn ra hiệu quả và kịp thời, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập trong việc này.
Khi hàng “khát” xe
|
Mùa cuối năm, kể từ tháng 11, được coi là thời điểm “vàng” trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm, công nghiệp dân dụng… nhằm phục vụ nhu cầu của người dân vào Tết dương lịch và Tết Nguyên đán.
Theo thống kê, các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày như thịt lợn, gạo, rau củ cho đến hàng nhiên liệu, năng lượng (xăng, dầu, khí đốt…) đều tăng về số lượng và nhu cầu tiêu thụ trên cả nước, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán 2020.
Đơn cử, Sở Công thương TP.HCM dự kiến nhu cầu tiêu thụ thịt lợn từ tháng 12.2019 – 1.2020 tăng gấp rưỡi so với ngày thường. Nhu cầu bia và nước giải khát cũng tăng đến 30% so với các tháng khác trong năm.
Trong khi đó, Sở Công thương Hà Nội cho biết số lượng mặt hàng dự kiến phục vụ cho người dân dịp tết năm 2020 tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa tết năm 2019 với các mặt hàng như gạo, thịt, trứng, rau củ, hải sản, bánh kẹo, nước giải khát, xăng dầu…
Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng “leo thang” để có thể phục vụ nguồn hàng khổng lồ cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Có đáp ứng được khả năng vận chuyển?
|
Số lượng hàng hóa mùa cuối năm tăng mạnh dẫn đến nhu cầu tìm xe tải chở hàng cũng tăng theo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều tài xế nhỏ lẻ có xe tải chở hàng nhưng lại không có cơ hội tiếp cận các nguồn hàng mà chỉ biết một số mối quen, khiến công suất xe tải của họ không được tối ưu. Trong khi đó, số lượng xe tải của các công ty vận tải vẫn không tăng nhiều dẫn đến tình trạng thiếu hụt xe chuyển hàng.
Thậm chí vì thiếu xe mà có nhiều trường hợp tài xế chở thêm hàng dẫn đến việc giao hàng trễ, quá tải trọng cho phép. Trong tháng 11, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã tiến hành kiểm tra 13.991 xe, phát hiện 1.533 xe vi phạm các lỗi quá tải và không đạt tiêu chuẩn, tước 535 giấy phép lái xe và xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước 17,28 tỉ đồng.
Ngoài ra, với tình hình khan hiếm xe tải chuyển hàng giai đoạn này, giá cước chuyển hàng hóa Bắc – Nam tăng đến 25 – 30% hoặc thậm chí cao hơn, nhằm bù đắp vào chi phí tăng cường đội xe, lương cho nhân viên tăng ca hoặc chi phí xe quay đầu.
Đâu là lời giải?
|
Trên thực tế, một số doanh nghiệp ngay từ cuối quý 3 đã tìm sẵn các đầu mối xe tải, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp vận tải công nghệ để đáp ứng linh hoạt nhu cầu chuyển hàng mọi lúc mọi nơi.
Đồng quan điểm với anh Sơn, chị Trần Thị Thanh Hà – chủ một công ty cung cấp thực phẩm tươi sống có cơ sở tại Bình Dương cho biết: “Đợt này, nhu cầu thịt bò và gà tăng mạnh do thịt heo đang thiếu hàng. Mỗi ngày tôi cần khoảng 3 xe tải để phân phối hàng cho một số tỉnh Đông Nam bộ. Điều tôi quan tâm nhất là phải luôn có xe tải nhận hàng vì thực phẩm tươi sống phải được đưa ra thị trường đúng thời gian mới đảm bảo chất lượng. Hiện nay công ty tôi chuyển hàng qua ứng dụng LOGIVAN, vừa dễ sử dụng, giá chuyển hàng tương đối tốt dù đang mùa cao điểm và hơn hết là họ luôn có xe vận chuyển”.
Anh Sơn hay chị Thanh Hà không phải là những người đầu tiên sử dụng ứng dụng LOGIVAN mà còn nhiều doanh nghiệp lớn khác. Theo tìm hiểu, hai lý do lớn nhất chính là LOGIVAN luôn đảm bảo có xe mùa tết do công ty này đang có mạng lưới 45.000 chủ xe tải chuyên dụng các loại. Lý do thứ 2 là LOGIVAN vẫn đảm bảo giá hợp lý trong mùa cao điểm nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hệ thống tính giá, nên giá luôn tốt hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Có thể thấy, việc chuyển hàng mùa cuối năm không chỉ là một cách thức cung ứng hàng ra thị trường mà còn là yếu tố quan trọng tác động đến giá thành của các mặt hàng. Giá chuyển hàng cao sẽ khiến giá thành sản phẩm tăng lên. Ngược lại, giá chuyển hàng tốt sẽ giúp ổn định giá cho người dùng cuối, góp phần bình ổn thị trường. Vì vậy, việc chọn một dịch vụ chuyển hàng tốt là bài toán mà các chủ doanh nghiệp cần giải quyết tốt để đạt được kế hoạch kinh doanh của mình.