Có lẽ không chỉ mình phân khúc BĐS nghỉ dưỡng lại thêm “đòn giáng” mới từ dịch Coѵīd-19 mà cả thị trường BĐS nói chung tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, thách thức nếu dịch lần nữa bùng phát tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, chúng tôi dự báo thị trường BĐS quý 3 và quý 4/2020 sẽ có những dấu hiệu phục hồi tích cực hơn quý 1 và quý 2/2020. Thế nhưng, hiện tại dịch Coѵīd- 19 đang diễn biến rất phức tạp và khó đoán định, qua đó những ảnh hưởng và tác động của dịch bệnh đến thị trường cũng rất khó lường.
Nếu phải có một đợt giãn cách xã hội lần 2 (lần 1 vào đầu tháng 4), thị trường sẽ lại tiếp tục rơi vào trạng thái tạm dừng. Trạng thái “ngủ đông” này có thể sẽ còn kéo dài hơn lần trước do các yếu tố về tài chính, thu nhập và cả tâm lý thận trọng ngày một tăng dẫn đến sức cầu suy giảm mạnh. “Tuy nhiên, tôi tin rằng Chính quyền và Tp.HCM đang có những động thái quyết đoán để kiểm soát tốt và ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh, từ đó các hoạt động kinh tế xã hội sẽ ổn định hơn so với giai đoạn đầu năm”, ông Hoàng nhận định.
Ông Nguyễn Thái Huy, chuyên gia BĐS cá nhân cho hay, nếu dịch Coѵīd-19 bùng phát lần nữa thì sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thị trường BĐS nói chung. Trước hết là đối với các doanh nghiệp BĐS. Các doanh nghiệp vừa trải qua đợt khó khăn, mới hoạt động trở lại sau vài tháng thì tiếp tục gặp dịch bệnh nên sự tổn thất về nhân sự, tài chính sẽ khá lớn.
Còn đối với khách hàng, nguồn tài chính eo hẹp hơn, họ sẽ tập trung vào việc giữ tiền mặt để ưu tiên những nhu cầu thiết yếu, hạn chế tập trung đi lại, sẽ ảnh hưởng đến sức mua của BĐS.
Đối với sale BĐS, theo ông Huy, đây tiếp tục là thời điểm khó khăn cho các sale vì không có nguồn thu từ kinh doanh. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, dịch lần 2 sẽ ít hơn đợt 1 do có sự chuẩn bị.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đông Tây Land cho rằng, đợt vừa rồi, BĐS Việt Nam vẫn đang hồi phục khá nhanh, nhưng phân hóa khá rõ nét các dòng sản phẩm sau dịch Coѵīd.
“Nếu Coѵīd – 19 bùng lên nữa, theo tôi là có ảnh hưởng nhưng không quá lớn. Vì người dân bây giờ đã khá có kinh nghiệm đối phó với dịch, nên khả năng lây lan sẽ không cao như các nước khác, và cũng đã khá thận trọng với việc đầu tư BĐS trong mấy tháng vừa qua. Theo đó, NĐT không đầu tư tràn lan và sử dụng nhiều đòn bẩy tín dụng, nên việc ảnh hưởng sẽ không quá lớn. Tuy nhiên, thị trường sẽ đi chậm lại hoặc đi ngang. Các dòng sản phẩm gần nội đô hoặc có hệ sinh thái đa dạng, đô thị vệ tinh vẫn được khách quan tầm nhiều”, ông Bình khẳng định.
Nói về sự tác động đến thị trường BĐS nghỉ dưỡng nếu dịch Coѵīd-19 bùng phát lần nữa, Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, sự bùng phát của dịch Coѵīd-19 sẽ gây hưởng đến các địa điểm du lịch khác của Việt Nam, cả phân khúc khách nghỉ dưỡng lẫn phân khúc khách công vụ vì yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu đối với các du khách. Khi dịch bệnh xảy ra, du khách sẵn sàng hủy hoặc tạm hoãn các kế hoạch du lịch.
Mọi người sẽ có xu hướng tránh các khu vực đông người như sân bay hay nhà hàng, quán bar cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.
“Chúng tôi cũng dự đoán rằng hoạt động của ngành hàng không nội địa sẽ chững lại trong vài tuần tới đồng thời lượt khách du lịch nội địa cũng sẽ bị sụt giảm đáng kể. Nguồn doanh thu từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo sẽ bị ảnh hưởng khi các sự kiện lớn cũng có thể bị hủy hoặc dời lại trong thời gian tới”, ông Mauro nhận định.
Theo vi chuyên gia này, tình hình dịch bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn trong một vài ngày tới. Tôi hi vọng sẽ có ít ca nhiễm mới đồng thời các nguồn lây lan sẽ sớm được khoanh vùng. Khi đó du khách nội địa sẽ cảm thấy đủ an toàn để có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh và du lịch trở lại.
“Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sẽ phải mất ít nhất một vài tuần để tình hình dịch bệnh có thể được kiểm soát tốt hơn. Chúng tôi vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của ngành BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam trong trung và dài hạn”, ông Mauro nhấn mạnh.
Cũng cái nhìn lạc quan, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land nhìn nhận, nếu Chính phủ hành động quyết liệt và có các giải phải hỗ trợ kịp thời thị trường sẽ không bị ảnh hưởng quá nặng nề và tâm lý NĐT sẽ quay trở lại. Còn nếu thả nổi để dân tình lo lắng hoang mang thì hậu quả khó lường cho cả nền kinh tế chứ không riêng gì BĐS.
Bà Hương cho rằng, không chỉ Chính phủ mà doanh nghiệp cũng cần xάּc định kịch bản ứng phó linh hoạt “sống chung” cùng các giai đoạn kiểm soát dịch bệnh Coѵīd-19 trong dài hạn.