Thay vì tổ chức tại một địa điểm ở TP HCM như thường lệ, ở lần triệu tập đại hội tới, Eximbank sẽ tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở 35 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) vừa phát đi thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2020 lần thứ 3, dự kiến được tổ chức vào lúc 9h ngày 17/8.
Khác với những lần triệu tập đại hội trước, lần này, Eximbank sẽ tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở 35 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội thay vì tổ chức tại một địa điểm ở TP HCM như thường lệ.
Đáng chú ý là tại ĐHCĐ thường niên 2020 lần thứ 3 của Eximbank, theo luật định không quy định tỷ lệ cổ đông tham dự bao nhiêu. Có nghĩa, tỷ lệ cổ đông tham dự bao nhiêu đại hội cũng có thể diễn ra.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn đó chính là, đại hội diễn ra nhưng các vần đּề có được cổ đông thông qua hay không mới là nội dung được cổ đông của Eximbank quan tâm.
Trong bối cảnh này, sự thành công Đại hội thường niên lần 3 của Eximbank vẫn là một ẩn số. Vì trên thực tế, Eximbank đã nhiều lần phải hủy ĐHĐCĐ và đến thời điểm này đã 5 lần hủy đại hội sau 2 năm qua.
Gần đây nhất, phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần 2 của Eximbank tổ chức ngày 29/7 đã không đủ điều kiện tiến hành. Nguyên nhân là do tổng số cổ phần biểu quyết của cổ đông tham dự họp thấp hơn 51% theo quy định tại điều lệ Eximbank.
Việc Eximbank phải hoãn ĐHĐCĐ lần 2 là điều có thể dự báo từ trước do từ khi Eximbank công bố tổ chức, sóng gió đã liên tục nổ ra.
Đầu tiên, cổ đông lớn Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) – đang nắm giữ 15% vốn cổ phần Eximbank – có văn bản yêu cầu ngân hàng này tổ chức ĐHCĐ bất thường lần 2 trước ĐHCĐ thường niên lần 2.
Lý do SMBC nêu ra là đại hội cổ đông bất thường là giải quyết các vấn đּề thuộc năm tài chính 2019 đã bị trì hoãn trong thời gian dài.
Do vậy, ĐHCĐ bất thường phải được tiến hành trước để giải quyết xong tất cả vấn đּề của năm tài chính 2019 trước khi chuyển qua xem xét các vấn đּề của năm tài chính 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tuy nhiên, Eximbank chưa lên lịch họp ĐHCĐ bất thường lần 2 mà chỉ tổ chức đại hội thường niên.
Tiếp đó, như chúng tôi đã đưa tin, Eximbank lại bị cổ đông tố cáo lên Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hành vi có dấu hiệu vi phạm Pháp Luật của nhà băng trong việc triệu tập họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 và công bố thông tin.
Thực trạng bế tắc ở Eximbank đặt ra vấn đề, nên chăng Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý cần có những biện pháp can thiệp để ổn định tình hình, giúp ngân hàng này trở lại đường ray phát triển, lành mạnh và bền vững.